Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, điều phối, hợp tác phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
TCCSĐT - Sáng 09-9-2015, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, điều phối, hợp tác phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam.
Kháng thuốc ngày nay là vấn đề toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Thế giới mỗi năm có hàng trăm ngàn người chết do kháng thuốc và phải chi phí hàng trăm tỷ USD cho kháng thuốc. Đây cũng là lý do mà Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford, Tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan quốc tế khác chỉ ra rằng kháng kháng sinh là một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị trong tương lai.
PGS,TS. Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế cùng đại diện của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) tại Việt Nam, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC-US ) tại Việt Nam,...; đại diện các tiểu ban giám sát kháng thuốc, các bệnh viện trung ương, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực truyền nhiễm, vi sinh lâm sàng, dược lâm sàng, kiểm soát nhiễm khuẩn,... đã tham dự để cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai giám sát kháng thuốc và đề xuất các giải pháp phù hợp để triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên cho biết, kháng sinh ra đời là bước ngoặt trong y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Kháng sinh không chỉ được sử dụng trong điều trị mà còn được sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản nhằm mục đích tăng trưởng. Tuy nhiên vấn đề kháng thuốc kháng sinh đã xuất hiện ngay từ khi kháng sinh ra đời và ngày càng trở nên trầm trọng do nhiều vi sinh vật thích nghi và trở nên kháng với nhiều loại thuốc.
Việc sử dụng kháng sinh là hết sức cần thiết để điều trị cho người bệnh. Song việc sử dụng kháng sinh không thích hợp, lạm dụng kháng sinh, điều trị kháng sinh khi không mắc bệnh lý nhiễm khuẩn đã làm gia tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, tạo ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới, đặc biệt thuốc để điều trị cho người bệnh nhiễm vi sinh vật đa kháng; chính vì thế các chi phí xã hội và tài chính trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn kháng thuốc đang đặt gánh nặng đáng kể lên mỗi cá nhân, gia đình và xã hội do thời gian điều trị kéo dài, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên, Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 (Quyết định số 2174/QĐ-BYT, ngày 21-6-2013), thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống kháng thuốc (Quyết định số 879/QĐ-BYT, ngày 13-3-2014 và thành lập 9 tiểu ban giám giát kháng thuốc (QĐ số 2888/QĐ-BYT, ngày 05-8-2014); đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về hoạt động dược lâm sàng; kê đơn, sử dụng thuốc trong điều trị; thông tin thuốc; kiểm chuẩn xét nghiệm; kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện; xây dựng tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, hướng dẫn sử dụng kháng sinh; hướng dẫn quản lý sử dụng kháng sinh, thông tư hướng dẫn tổ chức và hoạt động vi sinh trong bệnh viện, thường xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn, đào tạo liên tục cho cán bộ y tế để nâng cao trình độ, kỹ năng về thực hành kê đơn thuốc tốt, thực hành dược lâm sàng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị, hoạt động vi sinh... nhằm mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống kháng thuốc, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phòng, chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Vừa qua, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đối tác phát triển tại Việt Nam (WHO, FAO, OUCRU, CDC.US, JICA,… tổ chức Lễ ký kết Văn bản thỏa thuận về phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam (ngày 24-6-2015). Đây là bước quan trọng, thiết thực để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công cuộc phòng, chống kháng thuốc ở Việt Nam.
Mặc dù vậy, khung pháp lý và hệ thống các văn bản quy định hiện hành chưa đủ để đối phó, giám sát và ngăn chặn những nguy cơ đa chiều của việc kháng thuốc. Do đó, rất cần sự phối hợp về chính sách và hành động giữa các bộ, ngành dưới sự chỉ đạo của Chính phủ với sự hỗ trợ toàn diện của cộng đồng và các đối tác phát triển.
Nhằm giúp Việt Nam triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động Quốc gia về phòng chống kháng thuốc, trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Vương quốc Anh, Dự án “Hỗ trợ cung cấp bằng chứng cho việc triển khai Kế hoạch hành động Quốc gia về phòng, chống Kháng thuốc tại Việt Nam” đã được triển khai. Đây là dự án hợp tác giữa Bộ Y tế và Viện Quốc tế NICE, Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) tại Việt Nam.
Các đối tác tham gia trong dự án có: Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế dưới sự tài trợ của Quỹ Newton. Trong khuôn khổ hợp tác của Dự án, các chuyên gia phía Vương quốc Anh sẽ hỗ trợ kỹ thuật và chuyên môn nhằm nâng cao khả năng của Việt Nam trong việc cung cấp bằng chứng và quy trình quản lý để xây dựng và thực hiện các chính sách cũng như hướng dẫn phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam./.
Tòa án Nhân dân Tối cao kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống  (09/09/2015)
Lãnh đạo nhiều nước gửi điện mừng 70 năm Quốc khánh Việt Nam  (09/09/2015)
Tập trung hoàn thiện văn kiện tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc  (09/09/2015)
Tập trung hoàn thiện văn kiện tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc  (09/09/2015)
Tập trung hoàn thiện văn kiện tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc  (09/09/2015)
Việt Nam giúp đỡ Quân đội Campuchia xây dựng hạ tầng đào tạo  (09/09/2015)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên