Tòa án Nhân dân Tối cao kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống
21:08, ngày 09-09-2015
Sáng 09-9, tại Hà Nội, Tòa án Nhân dân Tối cao đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống (13-9-1945 – 13-9-2015), đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai và Đại hội Thi đua yêu nước Tòa án Nhân dân lần thứ III.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương dự và phát biểu tại buổi lễ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Phụng công thủ pháp, chí công vô tư
Diễn văn kỷ niệm do Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình trình bày nêu rõ: Ngay sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh khẩn trương thiết lập bộ máy Nhà nước cách mạng; trong đó có cơ quan Tòa án, một thiết chế Tư pháp quan trọng của bộ máy Nhà nước.
Ngày 13-9-1945, chỉ sau Lễ Tuyên ngôn độc lập 11 ngày, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 33-C thiết lập các Tòa án quân sự để trấn áp các phần tử phản cách mạng, bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân mới được thành lập. Để hoàn thiện hệ thống Tòa án, ngày 24-01-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán. Như vậy, ngày 13-9 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của các Tòa án Nhân dân Việt Nam.
70 năm qua, với những thay đổi về tổ chức, thẩm quyền, nhưng trong bộ máy Nhà nước, Tòa án luôn được khẳng định là cơ quan xét xử; nhân danh Nhà nước tiến hành các hoạt động xét xử nhằm mục tiêu bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bên cạnh đó, công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế không ngừng được tăng cường và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng; tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm tư pháp, thắt chặt tình hữu nghị giữa Tòa án Việt Nam với Tòa án các nước trong khu vực và thế giới. Với nhiều đổi mới tích cực, cải cách đúng đắn, 70 năm qua, ngành Tòa án Nhân dân đã được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý, tiêu biểu như Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng…
Nhằm tạo động lực thúc đẩy việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong những năm qua, phong trào thi đua của các Tòa án Nhân dân với chủ đề xuyên suốt là: “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư,” với phương châm “Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” gắn với thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đã tích cực được triển khai, trở thành phong trào sôi nổi có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu.
Đặc biệt, từ năm 2014, Tòa án Nhân dân Tối cao đã tổ chức, duy trì việc vinh danh các “Thẩm phán mẫu mực”, “Thẩm phán tiêu biểu” và thi tuyển “Thẩm phán giỏi”; qua đó, đã tôn vinh 10 thẩm phán với danh hiệu “Thẩm phán mẫu mực”, 46 Thẩm phán được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” và 189 thẩm phán được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi”, đã làm cho phong trào thi đua trong các Tòa án các cấp thêm sôi nổi, thiết thực.
Từ trong phong trào thi đua, nhiều cá nhân và tập thể tiêu biểu đã xuất hiện, được nhân rộng trong toàn hệ thống với những thành tích đáng tự hào, nhiều tấm gương thẩm phán, thư ký Tòa án không nhận hối lộ; nhiều Thẩm phán xét xử hàng nghìn vụ án không bị hủy, sửa do lỗi chủ quan...
Các phong trào thi đua đã có tác dụng thiết thực, thúc đẩy, khích lệ các Thẩm phán, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Tòa án Nhân dân các cấp không ngừng học tập nâng cao năng lực, trình độ; tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xét xử và các nhiệm vụ công tác khác được giao…
Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương và chúc mừng những thành tích to lớn đã đạt được trong 70 năm xây dựng và trưởng thành của Tòa án Nhân dân các cấp.
Chủ tịch nước nhấn mạnh: 70 năm qua, hệ thống Tòa án không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, luôn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong những năm tháng kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, các Tòa án đã nghiêm trị những phần tử phản cách mạng, những hành vi vi phạm pháp luật, làm phương hại đến lợi ích của đất nước, của Đảng, Nhà nước và nhân dân; góp phần trấn áp, đập tan các âm mưu, hành động chống phá của các thế lực phản động, thù địch, bảo vệ thành quả cách mạng, ngăn chặn có hiệu quả những tư tưởng tiêu cực, thu vén cá nhân, làm giảm sút ý chí chiến đấu; góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
Bước vào thời kỳ đổi mới, thẩm quyền của Tòa án Nhân dân đã được mở rộng. Tòa án Nhân dân đã có nhiều cố gắng, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Đặc biệt là trong hơn 10 năm gần đây, thực hiện đường lối cải cách tư pháp của Đảng, tổ chức và hoạt động của Tòa án Nhân dân đã không ngừng được đổi mới, phát triển.
Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của đất nước, Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ: Tòa án Nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân...; một trong ba trụ cột của quyền lực Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được trao cho Tòa án Nhân dân. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử nền tư pháp nước nhà, chức danh tố tụng cao cấp là Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao được Quốc hội phê chuẩn, trên cơ sở đó Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm.
Vị thế, trách nhiệm của Tòa án, của Thẩm phán Tòa án Nhân dân được đề cao. Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014 quy định hệ thống các Tòa án được tổ chức thành 4 cấp; cùng với hoạt động xét xử, Tòa án có nhiệm vụ phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ các văn bản trái Hiến pháp và pháp luật; phát triển án lệ; đào tạo nguồn cán bộ, Thẩm phán và đào tạo nghiệp vụ xét xử; quy định nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; cơ chế thi tuyển và nâng ngạch Thẩm phán, cùng một số quy định quan trọng khác... Những đổi mới trên là một bước ngoặt quan trọng, một thành tựu có tính lịch sử trong tiến trình cải cách nền tư pháp của nước nhà.
Mặt khác, 70 năm qua, các Tòa án đã xét xử nghiêm minh, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm hình sự, góp phần bảo vệ đất nước, bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Chủ tịch nước căn dặn, ngày nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân có những thời cơ, thuận lợi lớn, nhưng cũng phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức hết sức gay gắt. Các Tòa án Nhân dân có những thuận lợi rất cơ bản, đó là chủ trương, đường lối của Đảng về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020; vai trò, vị trí trung tâm của Tòa án đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và được thể chế hóa trong Luật tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014; hoạt động của Tòa án sẽ được cải cách mạnh mẽ hơn nữa thông qua việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật về tố tụng để bảo đảm tính chặt chẽ, thống nhất, công bằng, công khai, minh bạch trong hoạt động tư pháp và đảm bảo hoạt động xét xử là hoạt động trọng tâm của các hoạt động tư pháp.
Đồng thời, những thách thức đối với công tác của Tòa án Nhân dân hiện nay cũng rất lớn và nhiệm vụ hết sức nặng nề. Tình hình các loại tội phạm và các tranh chấp trong xã hội ngày càng gia tăng về số lượng, phức tạp hơn về tính chất, xuất hiện nhiều loại tội phạm mới, tội phạm công nghệ cao, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm quốc tế… Thẩm quyền, trách nhiệm của Tòa án tiếp tục được mở rộng, trong bối cảnh đất nước ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; yêu cầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặt ra đối với công tác xét xử ngày càng cao.
Chủ tịch nước nêu rõ: mỗi Thẩm phán, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các Tòa án cần phải có quyết tâm cao, cầu thị hơn nữa để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm; đồng thời không ngừng cố gắng, nỗ lực trong công tác và học tập để nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức và ý thức trách nhiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Các Tòa án tiếp tục đẩy mạnh sâu rộng và nâng cao hơn nữa chất lượng các phong trào thi đua yêu nước để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Mỗi Thẩm phán, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các Tòa án phải luôn ghi nhớ, thấm nhuần sâu sắc, thực hiện thật tốt lời dạy của Bác Hồ: “Trong công tác xét xử phải công bằng, liêm khiết, trong sạch. Nhưng thế cũng chưa đủ. Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân. Giúp dân, học dân để giúp mình thêm liêm khiết, thêm công bằng”, “Là những người phụ trách thi hành pháp luật, lẽ tất nhiên phải nêu cao cái gương: phụng công thủ pháp, chí công vô tư cho nhân dân noi theo”.
Chủ tịch nước tin tưởng, hệ thống Tòa án Nhân dân các cấp nhất định sẽ hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, đáp ứng tốt những yêu cầu đặt ra đối với công tác Tòa án Nhân dân trong tình hình mới.
Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng Tòa án Nhân dân; truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố Chánh án đầu tiên của Tòa án Nhân dân Tối cao Phạm Văn Bạch; trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Trần Kim Giám, nguyên Vụ Tổ chức Cán bộ, Tòa án Nhân dân Tối cao./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Phụng công thủ pháp, chí công vô tư
Diễn văn kỷ niệm do Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình trình bày nêu rõ: Ngay sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh khẩn trương thiết lập bộ máy Nhà nước cách mạng; trong đó có cơ quan Tòa án, một thiết chế Tư pháp quan trọng của bộ máy Nhà nước.
Ngày 13-9-1945, chỉ sau Lễ Tuyên ngôn độc lập 11 ngày, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 33-C thiết lập các Tòa án quân sự để trấn áp các phần tử phản cách mạng, bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân mới được thành lập. Để hoàn thiện hệ thống Tòa án, ngày 24-01-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán. Như vậy, ngày 13-9 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của các Tòa án Nhân dân Việt Nam.
70 năm qua, với những thay đổi về tổ chức, thẩm quyền, nhưng trong bộ máy Nhà nước, Tòa án luôn được khẳng định là cơ quan xét xử; nhân danh Nhà nước tiến hành các hoạt động xét xử nhằm mục tiêu bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bên cạnh đó, công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế không ngừng được tăng cường và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng; tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm tư pháp, thắt chặt tình hữu nghị giữa Tòa án Việt Nam với Tòa án các nước trong khu vực và thế giới. Với nhiều đổi mới tích cực, cải cách đúng đắn, 70 năm qua, ngành Tòa án Nhân dân đã được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý, tiêu biểu như Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng…
Nhằm tạo động lực thúc đẩy việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong những năm qua, phong trào thi đua của các Tòa án Nhân dân với chủ đề xuyên suốt là: “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư,” với phương châm “Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” gắn với thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đã tích cực được triển khai, trở thành phong trào sôi nổi có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu.
Đặc biệt, từ năm 2014, Tòa án Nhân dân Tối cao đã tổ chức, duy trì việc vinh danh các “Thẩm phán mẫu mực”, “Thẩm phán tiêu biểu” và thi tuyển “Thẩm phán giỏi”; qua đó, đã tôn vinh 10 thẩm phán với danh hiệu “Thẩm phán mẫu mực”, 46 Thẩm phán được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” và 189 thẩm phán được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi”, đã làm cho phong trào thi đua trong các Tòa án các cấp thêm sôi nổi, thiết thực.
Từ trong phong trào thi đua, nhiều cá nhân và tập thể tiêu biểu đã xuất hiện, được nhân rộng trong toàn hệ thống với những thành tích đáng tự hào, nhiều tấm gương thẩm phán, thư ký Tòa án không nhận hối lộ; nhiều Thẩm phán xét xử hàng nghìn vụ án không bị hủy, sửa do lỗi chủ quan...
Các phong trào thi đua đã có tác dụng thiết thực, thúc đẩy, khích lệ các Thẩm phán, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Tòa án Nhân dân các cấp không ngừng học tập nâng cao năng lực, trình độ; tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xét xử và các nhiệm vụ công tác khác được giao…
Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương và chúc mừng những thành tích to lớn đã đạt được trong 70 năm xây dựng và trưởng thành của Tòa án Nhân dân các cấp.
Chủ tịch nước nhấn mạnh: 70 năm qua, hệ thống Tòa án không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, luôn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong những năm tháng kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, các Tòa án đã nghiêm trị những phần tử phản cách mạng, những hành vi vi phạm pháp luật, làm phương hại đến lợi ích của đất nước, của Đảng, Nhà nước và nhân dân; góp phần trấn áp, đập tan các âm mưu, hành động chống phá của các thế lực phản động, thù địch, bảo vệ thành quả cách mạng, ngăn chặn có hiệu quả những tư tưởng tiêu cực, thu vén cá nhân, làm giảm sút ý chí chiến đấu; góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
Bước vào thời kỳ đổi mới, thẩm quyền của Tòa án Nhân dân đã được mở rộng. Tòa án Nhân dân đã có nhiều cố gắng, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Đặc biệt là trong hơn 10 năm gần đây, thực hiện đường lối cải cách tư pháp của Đảng, tổ chức và hoạt động của Tòa án Nhân dân đã không ngừng được đổi mới, phát triển.
Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của đất nước, Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ: Tòa án Nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân...; một trong ba trụ cột của quyền lực Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được trao cho Tòa án Nhân dân. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử nền tư pháp nước nhà, chức danh tố tụng cao cấp là Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao được Quốc hội phê chuẩn, trên cơ sở đó Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm.
Vị thế, trách nhiệm của Tòa án, của Thẩm phán Tòa án Nhân dân được đề cao. Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014 quy định hệ thống các Tòa án được tổ chức thành 4 cấp; cùng với hoạt động xét xử, Tòa án có nhiệm vụ phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ các văn bản trái Hiến pháp và pháp luật; phát triển án lệ; đào tạo nguồn cán bộ, Thẩm phán và đào tạo nghiệp vụ xét xử; quy định nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; cơ chế thi tuyển và nâng ngạch Thẩm phán, cùng một số quy định quan trọng khác... Những đổi mới trên là một bước ngoặt quan trọng, một thành tựu có tính lịch sử trong tiến trình cải cách nền tư pháp của nước nhà.
Mặt khác, 70 năm qua, các Tòa án đã xét xử nghiêm minh, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm hình sự, góp phần bảo vệ đất nước, bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Chủ tịch nước căn dặn, ngày nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân có những thời cơ, thuận lợi lớn, nhưng cũng phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức hết sức gay gắt. Các Tòa án Nhân dân có những thuận lợi rất cơ bản, đó là chủ trương, đường lối của Đảng về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020; vai trò, vị trí trung tâm của Tòa án đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và được thể chế hóa trong Luật tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014; hoạt động của Tòa án sẽ được cải cách mạnh mẽ hơn nữa thông qua việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật về tố tụng để bảo đảm tính chặt chẽ, thống nhất, công bằng, công khai, minh bạch trong hoạt động tư pháp và đảm bảo hoạt động xét xử là hoạt động trọng tâm của các hoạt động tư pháp.
Đồng thời, những thách thức đối với công tác của Tòa án Nhân dân hiện nay cũng rất lớn và nhiệm vụ hết sức nặng nề. Tình hình các loại tội phạm và các tranh chấp trong xã hội ngày càng gia tăng về số lượng, phức tạp hơn về tính chất, xuất hiện nhiều loại tội phạm mới, tội phạm công nghệ cao, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm quốc tế… Thẩm quyền, trách nhiệm của Tòa án tiếp tục được mở rộng, trong bối cảnh đất nước ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; yêu cầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặt ra đối với công tác xét xử ngày càng cao.
Chủ tịch nước nêu rõ: mỗi Thẩm phán, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các Tòa án cần phải có quyết tâm cao, cầu thị hơn nữa để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm; đồng thời không ngừng cố gắng, nỗ lực trong công tác và học tập để nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức và ý thức trách nhiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Các Tòa án tiếp tục đẩy mạnh sâu rộng và nâng cao hơn nữa chất lượng các phong trào thi đua yêu nước để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Mỗi Thẩm phán, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các Tòa án phải luôn ghi nhớ, thấm nhuần sâu sắc, thực hiện thật tốt lời dạy của Bác Hồ: “Trong công tác xét xử phải công bằng, liêm khiết, trong sạch. Nhưng thế cũng chưa đủ. Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân. Giúp dân, học dân để giúp mình thêm liêm khiết, thêm công bằng”, “Là những người phụ trách thi hành pháp luật, lẽ tất nhiên phải nêu cao cái gương: phụng công thủ pháp, chí công vô tư cho nhân dân noi theo”.
Chủ tịch nước tin tưởng, hệ thống Tòa án Nhân dân các cấp nhất định sẽ hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, đáp ứng tốt những yêu cầu đặt ra đối với công tác Tòa án Nhân dân trong tình hình mới.
Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng Tòa án Nhân dân; truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố Chánh án đầu tiên của Tòa án Nhân dân Tối cao Phạm Văn Bạch; trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Trần Kim Giám, nguyên Vụ Tổ chức Cán bộ, Tòa án Nhân dân Tối cao./.
Lãnh đạo nhiều nước gửi điện mừng 70 năm Quốc khánh Việt Nam  (09/09/2015)
Tập trung hoàn thiện văn kiện tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc  (09/09/2015)
Tập trung hoàn thiện văn kiện tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc  (09/09/2015)
Tập trung hoàn thiện văn kiện tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc  (09/09/2015)
Việt Nam giúp đỡ Quân đội Campuchia xây dựng hạ tầng đào tạo  (09/09/2015)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên