Cựu Đại sứ Australia: Việt Nam có sự phát triển thần kỳ
Nhân dịp Việt Nam kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02-9, phóng viên TTXVN tại Sydney đã có cuộc trò chuyện với cựu Đại sứ Australia tại Việt Nam, giáo sư Richard Broinowski.
Tiếp phóng viên TTXVN tại nhà riêng ở thành phố Sydney, Australia, giáo sư Richard Broinowski cho biết khi ông là Đại sứ ở Việt Nam, từ năm 1983-1985, ông nhận thấy Việt Nam là một nước nghèo, chưa được nhiều người biết tới và bị tàn phá sau nhiều cuộc chiến tranh kéo dài. Ông cho rằng đó là thời kỳ rất khó khăn ở Việt Nam, nhưng cũng là khoảng thời gian rất đáng tự hào.
Kể từ đó, ông vẫn luôn theo dõi các thông tin về Việt Nam, và nhận thấy “đất nước các bạn có sự phát triển thần kỳ”. Ông nói: “Kinh tế tốt hơn nhiều so với trước, đường sá tốt, điện tốt, cuộc sống của người dân ở các ngôi làng được cải thiện, ngư nghiệp và nay các bạn đã là nhà xuất khẩu gạo lớn và tất nhiên du lịch cũng rất phát triển”.
Do có thời gian dài sống, làm việc, gắn bó với Việt Nam nên giáo sư Richard Broinowski cảm thấy rất đỗi tự hào và vui mừng được chứng kiến cách phát triển của Việt Nam. Ông cho biết từ khi rời Việt Nam, ông đã dự báo rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ sớm bắt kịp, thậm chí vượt kinh tế Thái Lan.
Chia sẻ sự hợp tác tốt đẹp giữa Australia và Việt Nam, giáo sư Broinowski cho biết Australia luôn coi Việt Nam là bạn, là một đất nước có quan hệ làm ăn và hai bên có thể làm được nhiều hơn nữa để thúc đẩy mối quan hệ này. Ông cho rằng dù hai nước có hệ thống chính trị khác nhau, nhưng lại chia sẻ nhiều giá trị chung và Australia luôn mong muốn mở rộng phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa với Việt Nam.
Theo giáo sư Richard Broinowski, hiện có nhiều doanh nghiệp Australia làm ăn tại Việt Nam, đặc biệt trong ngành du lịch, song ông bày tỏ mong muốn được chứng kiến sự kết nối gần gũi hơn nữa giữa hai nước. Ông lấy ví dụ về việc có thể có những dự án liên quan đến tạo nguồn năng lượng mới mà Australia mới bắt đầu thử nghiệm ở Việt Nam với khoa học và công nghệ của Australia.
Ông Broinowski cũng cho biết có một cơ hội lớn cho mối quan hệ song phương là ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam sang học tập tại Australia và việc Australia thực thi Kế hoạch Columbo mà theo đó sinh viên Australia sang các nước châu Á học và đưa các sinh viên châu Á sang học tập tại Australia.
Bản thân ông Broinowski cũng có kế hoạch gửi sinh viên báo chí ở trường Đại học Sydney, nơi ông đang làm trợ giảng, sang các nước châu Á để thực tập trong các tòa soạn báo mà ông cho là có thể sẽ bắt đầu từ ở Việt Nam.
Theo cựu Đại sứ Richard Broinowski, với 90 triệu dân, là một đất nước thành công và ngày càng trở nên thịnh vượng, Việt Nam chắc chắn là một thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư Australia, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng như xây dựng đường xá, hệ thống cung cấp điện, nước...
Ông Broinowski cho rằng đầu tư của Australia có thể mở rộng hơn nữa so với hiện nay vì Australia rất có kinh nghiệm trong phát triển đô thị, thiết kế, lập kế hoạch, xây dựng thành phố và ông mong muốn được thấy nhiều công ty Australia tham gia những ngành này ở Việt Nam. Ngoài ra, ông cũng hy vọng các công ty Việt Nam và Australia có thể hợp tác về hệ thống tưới tiêu trong các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn vì Việt Nam là vùng đất ướt, song thường xuyên gặp khô hạn. Ông cho rằng nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, phát triển thành thị, đường xá, giầy dép... đều có thể hợp tác hơn nữa.
Về vai trò của Việt Nam ở Đông Nam Á, ông Broinowski cho rằng Việt Nam là một thành viên quan trọng trong các nước ASEAN và có vai trò lãnh đạo trong khu vực, đặc biệt trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Giáo sư Richard Broinowski cũng cho rằng Chính phủ Australia hiện nay vẫn còn có thể làm được nhiều hơn nữa trong việc giúp giải quyết vấn đề này. Ông nhận định sẽ không có sự đối đầu quân sự ở Biển Đông vì một khi xảy ra sẽ là điều tồi tệ và không có bên nào thắng cuộc./.
Campuchia - Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quản lý nhà nước về tôn giáo  (24/08/2015)
Luật Quy hoạch cần giải quyết được những bất đồng về lợi ích  (24/08/2015)
Đoàn các nghị sỹ liên minh cầm quyền ở Đức thăm Việt Nam  (24/08/2015)
Sôi sục những ngày khởi nghĩa giành chính quyền ở Thừa Thiên - Huế  (24/08/2015)
Sôi sục những ngày khởi nghĩa giành chính quyền ở Thừa Thiên - Huế  (24/08/2015)
Nhớ lại ngày làm việc đầu tiên của cơ quan thông tấn quốc gia  (24/08/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên