Nhật Bản kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2
22:24, ngày 15-08-2015
Ngày 15-8-2015, Nhật Bản đã tổ chức kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nhật Hoàng Akihito, Hoàng hậu Michiko, Thủ tướng Shinzo Abe và nhiều quan chức cấp cao khác, cùng khoảng 5.000 thân nhân của những người thiệt mạng trong cuộc chiến đã dự lễ tưởng niệm được tổ chức tại nhà thi đấu Nippon Budokan ở thủ đô Tokyo.
Hãng thông tấn Kyodo dẫn phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe tại buổi lễ nhấn mạnh: "Kỷ niệm 70 năm kết thúc chiến tranh, chúng ta cam kết không bao giờ lặp lại thảm kịch chiến tranh, tạo dựng tương lai của đất nước vì thế hệ hiện tại cũng như các thế hệ mai sau."
Cũng trong phát biểu tại buổi lễ, Nhật Hoàng Akihito đã bày tỏ "hối hận sâu sắc" về Chiến tranh Thế giới thứ 2. Bài phát biểu của Nhật Hoàng nêu rõ: "Nhìn lại quá khứ và ghi nhớ sự hối hận sâu sắc về cuộc chiến, tôi cầu mong sự tàn phá của chiến tranh sẽ không bao giờ lặp lại." Báo giới Nhật Bản nhận xét đây là lần đầu tiên Nhật Hoàng bày tỏ "hối hận sâu sắc" trong một bài phát biểu tại lễ thường niên nhân dịp kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Toàn thể lãnh đạo, quan chức và người dân Nhật Bản tham dự buổi lễ đã dành thời gian mặc niệm những người thiệt mạng trong cuộc chiến, trong đó có 2,3 triệu quân nhân và 800.000 dân thường, bao gồm các nạn nhân của hai vụ ném bom nguyên tử của Mỹ và các cuộc không kích xuống các thành phố của Nhật Bản.
Các Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện Nhật Bản, Chánh án Tòa án Tối cao và đại diện các gia đình có người thiệt mạng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 cũng lần lượt có bài phát biểu. Tiếp đó, một nhóm thanh thiếu niên dưới 18 tuổi đã lần đầu tiên đại diện cho thế hệ trẻ Nhật Bản đặt hoa tưởng niệm.
Một ngày trước lễ kỷ niệm, Thủ tướng Shinzo Abe đã có bài phát biểu tại Văn phòng Chính phủ, trong đó ông nhắc lại sự bày tỏ hối hận sâu sắc và xin lỗi trước đây của chính phủ Nhật Bản về những hành động của Nhật Bản trong chiến tranh. Tuy nhiên, Thủ tướng Abe không đích thân đưa ra lời xin lỗi của mình.
Ông Abe cũng nhấn mạnh rằng không bao giờ được lặp lại việc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Các nước láng giềng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong chiến tranh, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc, đã có phản ứng về bài phát biểu trên của Thủ tướng Abe.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tuyên bố bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản không đáp ứng kỳ vọng của Seoul. Kêu gọi Nhật Bản tiếp tục có "những hành động chân thành" nhằm giành được lòng tin của các quốc gia láng giềng, bà Park Geun-hye nhấn mạnh Chính phủ Nhật Bản cần giải quyết "vào thời điểm sớm nhất có thể" vấn đề phụ nữ trên Bán đảo Triều Tiên bị ép làm nô lệ tình dục cho binh sỹ Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh.
Theo hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, Ngoại trưởng nước này Yun Byung-se cũng đã điện đàm với người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida ngay sau tuyên bố của Thủ tướng Abe. Ông Kishida đã giải thích bối cảnh bài phát biểu của Thủ tướng Abe và nhấn mạnh rằng chính quyền Abe sẽ duy trì nhận thức về lịch sử của các chính quyền tiền nhiệm. Đáp lại, ông Yun Byung-se nhấn mạnh rằng "hành động chân thành của Chính phủ Nhật Bản là quan trọng hơn cả".
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA cũng dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước này chỉ trích bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe "không phải là một lời xin lỗi thành thật”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh kêu gọi Nhật Bản đưa ra lời xin lỗi chân thành về các hành động trong quá khứ, đồng thời trình bày rõ ràng bản chất của cuộc chiến do những người theo chủ nghĩa quân phiệt phát động cũng như trách nhiệm của họ. Bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh rằng chỉ có thể củng cố nền tảng cho việc cải thiện quan hệ giữa Nhật Bản và các nước châu Á khác bằng cách đưa ra quan điểm và thái độ phù hợp đối với lịch sử.
Trong thông cáo ngày 14-8 vừa qua người phát ngôn, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho biết ông đã nắm được thông điệp mà Thủ tướng Nhật Bản đưa ra nhân kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tổng Thư ký Ban Ki-moon hy vọng rằng dựa trên sự phản ánh và nhận thức về lịch sử, các quốc gia liên quan có thể thực sự hòa giải, xây dựng nền hòa bình và thịnh vượng chung trong khu vực.
Trong khi đó, Nhà Trắng ngày 14-8 ra tuyên bố hoan nghênh phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản. Theo người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Ned Price, bài phát biểu đã "thể hiện sự hối hận sâu sắc" về những điều đã gây ra trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ 2, cũng như giữ nguyên những nội dung chủ chốt trong tuyên bố của các chính quyền tiền nhiệm về lịch sử.
Cùng ngày, Thủ tướng Shinzo Abe đã gửi đồ lễ tới đền Yasukuni, nơi thờ những người Nhật Bản thiệt mạng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, trong đó có những tội phạm chiến tranh. Thủ tướng Abe không đích thân đến viếng đền Yasukuni, song phụ tá của ông là nghị sỹ đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) Koichi Hagiuda đã thay mặt ông Abe trong vai trò Chủ tịch LDP tới viếng đền này.
Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của LDP Tomomi Inada, Bộ trưởng phụ trách bình đẳng giới Haruko Arimura, Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông Sanae Takaichi cũng đã viếng đền Yasukuni.
Việc giới chức Nhật Bản đến viếng đền Yasukuni vốn là nguồn gốc của những căng thẳng ngoại giao giữa Nhật Bản và các nước láng giềng, đặc biệt là Hàn Quốc và Trung Quốc./.
Cũng trong phát biểu tại buổi lễ, Nhật Hoàng Akihito đã bày tỏ "hối hận sâu sắc" về Chiến tranh Thế giới thứ 2. Bài phát biểu của Nhật Hoàng nêu rõ: "Nhìn lại quá khứ và ghi nhớ sự hối hận sâu sắc về cuộc chiến, tôi cầu mong sự tàn phá của chiến tranh sẽ không bao giờ lặp lại." Báo giới Nhật Bản nhận xét đây là lần đầu tiên Nhật Hoàng bày tỏ "hối hận sâu sắc" trong một bài phát biểu tại lễ thường niên nhân dịp kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Toàn thể lãnh đạo, quan chức và người dân Nhật Bản tham dự buổi lễ đã dành thời gian mặc niệm những người thiệt mạng trong cuộc chiến, trong đó có 2,3 triệu quân nhân và 800.000 dân thường, bao gồm các nạn nhân của hai vụ ném bom nguyên tử của Mỹ và các cuộc không kích xuống các thành phố của Nhật Bản.
Các Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện Nhật Bản, Chánh án Tòa án Tối cao và đại diện các gia đình có người thiệt mạng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 cũng lần lượt có bài phát biểu. Tiếp đó, một nhóm thanh thiếu niên dưới 18 tuổi đã lần đầu tiên đại diện cho thế hệ trẻ Nhật Bản đặt hoa tưởng niệm.
Một ngày trước lễ kỷ niệm, Thủ tướng Shinzo Abe đã có bài phát biểu tại Văn phòng Chính phủ, trong đó ông nhắc lại sự bày tỏ hối hận sâu sắc và xin lỗi trước đây của chính phủ Nhật Bản về những hành động của Nhật Bản trong chiến tranh. Tuy nhiên, Thủ tướng Abe không đích thân đưa ra lời xin lỗi của mình.
Ông Abe cũng nhấn mạnh rằng không bao giờ được lặp lại việc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Các nước láng giềng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong chiến tranh, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc, đã có phản ứng về bài phát biểu trên của Thủ tướng Abe.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tuyên bố bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản không đáp ứng kỳ vọng của Seoul. Kêu gọi Nhật Bản tiếp tục có "những hành động chân thành" nhằm giành được lòng tin của các quốc gia láng giềng, bà Park Geun-hye nhấn mạnh Chính phủ Nhật Bản cần giải quyết "vào thời điểm sớm nhất có thể" vấn đề phụ nữ trên Bán đảo Triều Tiên bị ép làm nô lệ tình dục cho binh sỹ Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh.
Theo hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, Ngoại trưởng nước này Yun Byung-se cũng đã điện đàm với người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida ngay sau tuyên bố của Thủ tướng Abe. Ông Kishida đã giải thích bối cảnh bài phát biểu của Thủ tướng Abe và nhấn mạnh rằng chính quyền Abe sẽ duy trì nhận thức về lịch sử của các chính quyền tiền nhiệm. Đáp lại, ông Yun Byung-se nhấn mạnh rằng "hành động chân thành của Chính phủ Nhật Bản là quan trọng hơn cả".
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA cũng dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước này chỉ trích bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe "không phải là một lời xin lỗi thành thật”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh kêu gọi Nhật Bản đưa ra lời xin lỗi chân thành về các hành động trong quá khứ, đồng thời trình bày rõ ràng bản chất của cuộc chiến do những người theo chủ nghĩa quân phiệt phát động cũng như trách nhiệm của họ. Bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh rằng chỉ có thể củng cố nền tảng cho việc cải thiện quan hệ giữa Nhật Bản và các nước châu Á khác bằng cách đưa ra quan điểm và thái độ phù hợp đối với lịch sử.
Trong thông cáo ngày 14-8 vừa qua người phát ngôn, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho biết ông đã nắm được thông điệp mà Thủ tướng Nhật Bản đưa ra nhân kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tổng Thư ký Ban Ki-moon hy vọng rằng dựa trên sự phản ánh và nhận thức về lịch sử, các quốc gia liên quan có thể thực sự hòa giải, xây dựng nền hòa bình và thịnh vượng chung trong khu vực.
Trong khi đó, Nhà Trắng ngày 14-8 ra tuyên bố hoan nghênh phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản. Theo người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Ned Price, bài phát biểu đã "thể hiện sự hối hận sâu sắc" về những điều đã gây ra trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ 2, cũng như giữ nguyên những nội dung chủ chốt trong tuyên bố của các chính quyền tiền nhiệm về lịch sử.
Cùng ngày, Thủ tướng Shinzo Abe đã gửi đồ lễ tới đền Yasukuni, nơi thờ những người Nhật Bản thiệt mạng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, trong đó có những tội phạm chiến tranh. Thủ tướng Abe không đích thân đến viếng đền Yasukuni, song phụ tá của ông là nghị sỹ đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) Koichi Hagiuda đã thay mặt ông Abe trong vai trò Chủ tịch LDP tới viếng đền này.
Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của LDP Tomomi Inada, Bộ trưởng phụ trách bình đẳng giới Haruko Arimura, Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông Sanae Takaichi cũng đã viếng đền Yasukuni.
Việc giới chức Nhật Bản đến viếng đền Yasukuni vốn là nguồn gốc của những căng thẳng ngoại giao giữa Nhật Bản và các nước láng giềng, đặc biệt là Hàn Quốc và Trung Quốc./.
Việt Nam gửi lời chia buồn về vụ nổ lớn tại cảng Thiên Tân  (15/08/2015)
Eurogroup thông qua gói cứu trợ thứ 3 trị giá 86 tỷ euro cho Hy Lạp  (15/08/2015)
Campuchia bắt nghị sỹ xuyên tạc hiệp ước biên giới với Việt Nam  (15/08/2015)
Đại biểu nhất trí cần thiết ban hành Luật Tín ngưỡng tôn giáo  (14/08/2015)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên