Ra mắt Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
23:36, ngày 14-08-2015
Chiều 14-8, Tòa án Nhân dân Tối cao đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp và ra mắt Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình đã trao quyết định bổ nhiệm đồng chí Trần Văn Châu, Phó Chánh tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh làm Chánh án Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ba Phó Chánh án gồm đồng chí Quảng Đức Tuyên, Lý Khánh Hồng và Võ Văn Cường.
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình cũng trao quyết định bổ nhiệm thẩm phán cao cấp cho 34 người, trong đó có 19 người là thẩm phán Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, còn lại là một số phó chánh án và chánh án của một số tỉnh, thành phía Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Trương Hòa Bình nhấn mạnh các Thẩm phán cao cấp, nhất là các Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo Tòa án Nhân dân Cấp cao, cần phát huy hết trách nhiệm của người đứng đầu, nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu trong thực thi công vụ; bám sát sự chỉ đạo của lãnh đạo Tòa án Nhân dân Tối cao, quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Các thẩm phán cao cấp cần tập trung trí tuệ, đoàn kết, thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Tòa án Nhân dân, góp phần xây dựng Tòa án Nhân dân Cấp cao trong sạch vững mạnh, xứng đáng là biểu tượng của công lý, là “chỗ dựa” của nhân dân, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và xã hội.
Tòa án Nhân dân Cấp cao là cấp Tòa án được thành lập mới theo Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13 ngày 28-5-2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có thẩm quyền tư pháp trên phạm vi nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án Nhân dân Cấp cao bao gồm phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng; giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án Nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố phía Nam, từ Ninh Thuận trở vào./.
Ba Phó Chánh án gồm đồng chí Quảng Đức Tuyên, Lý Khánh Hồng và Võ Văn Cường.
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình cũng trao quyết định bổ nhiệm thẩm phán cao cấp cho 34 người, trong đó có 19 người là thẩm phán Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, còn lại là một số phó chánh án và chánh án của một số tỉnh, thành phía Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Trương Hòa Bình nhấn mạnh các Thẩm phán cao cấp, nhất là các Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo Tòa án Nhân dân Cấp cao, cần phát huy hết trách nhiệm của người đứng đầu, nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu trong thực thi công vụ; bám sát sự chỉ đạo của lãnh đạo Tòa án Nhân dân Tối cao, quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Các thẩm phán cao cấp cần tập trung trí tuệ, đoàn kết, thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Tòa án Nhân dân, góp phần xây dựng Tòa án Nhân dân Cấp cao trong sạch vững mạnh, xứng đáng là biểu tượng của công lý, là “chỗ dựa” của nhân dân, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và xã hội.
Tòa án Nhân dân Cấp cao là cấp Tòa án được thành lập mới theo Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13 ngày 28-5-2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có thẩm quyền tư pháp trên phạm vi nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án Nhân dân Cấp cao bao gồm phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng; giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án Nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố phía Nam, từ Ninh Thuận trở vào./.
Đổi mới ngành tài chính để phù hợp với phát triển đất nước  (14/08/2015)
Hạn chế tác động tiêu cực từ việc phá giá đồng Nhân dân tệ  (14/08/2015)
Thành phố Hồ Chí Minh: Điểm sáng trong triển khai phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc  (14/08/2015)
Hội Luật gia Việt Nam cần chú trọng lĩnh vực đối ngoại nhân dân  (14/08/2015)
Từ lời thề trước đình Tân Trào đến bản Tuyên ngôn độc lập  (14/08/2015)
Vĩnh biệt đồng chí Hữu Thọ - một nhà báo tài năng, sắc sảo  (14/08/2015)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên