Học giả Nga lên án hành động sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông
22:43, ngày 06-06-2015
Ngày 05-6-2015, tại Đại học Nhân văn Liên bang Nga ở thủ đô Moskva đã diễn ra hội thảo với chủ đề "Tranh chấp lãnh thổ và luật pháp quốc tế trong kỷ nguyên mới" bàn về các điểm nóng trên thế giới nhìn từ khía cạnh luật pháp và vai trò của Nga như nhà trung gian hòa giải quan trọng.
Tham dự hội thảo có nhiều học giả Nga, khách mời danh dự Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nicaragoa tại Liên bang Nga, ông Joan Ernesto Vasquez Araya, nhà ngoại giao Cyprus Sofoklis Sofokli cùng nghiên cứu sinh các trường đại học ở Nga.
Với 5 tham luận đề cập tới vấn đề Biển Đông, hội thảo đã dành phần lớn thời gian thảo luận về tranh chấp lãnh thổ tại vùng biển này, phân tích các nguyên nhân, yếu tố lịch sử, tình hình tranh chấp hiện nay tại Biển Đông, theo đó đưa ra cách thức giải quyết vấn đề này.
Trong báo cáo của mình, Giáo sư, Tiến sỹ Dmitry V. Mosyakov - Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga (RAN) đã nêu bật những hành động sai trái và ý đồ của Trung Quốc trong các sự kiện gần đây. Ông cho rằng giải pháp duy nhất để giải quyết tất cả những điều tiêu cực trên là Trung Quốc phải thay đổi đường lối, quay lại ý tưởng hợp tác với các nước láng giềng, tính đến lợi ích hợp pháp của họ, tìm kiếm và đạt được một thỏa hiệp trên cơ sở luật pháp quốc tế và đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Trong tham luận có nhan đề "Học thuyết quân sự Trung Quốc biến đất nước thành cường quốc biển, chiếm các vùng lãnh thổ nước ngoài ở Biển Đông", ông Grigori Lokshin - chuyên viên hàng đầu Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga - nhận định rằng cuối tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã công bố Sách Trắng đầu tiên về chiến lược quân sự, trong đó đa phần là ý tưởng biến Trung Quốc thành cường quốc biển có quyền thống trị Biển Đông. Điều này về cơ bản cho thấy sự gây hấn trực tiếp của Trung Quốc với các nước trong vùng, gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei, là các thành viên ASEAN, cũng như vùng lãnh thổ Đài Loan. Trung Quốc đã ngay lập tức vấp phải phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, lo ngại tham vọng bành trướng lãnh hải của Bắc Kinh có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Không chỉ nêu lên những hậu quả nghiêm trọng và nguy cơ bùng phát xung đột tại Biển Đông do những hành động sai trái của Trung Quốc, các diễn giả đều cho rằng giải pháp tốt nhất để giải quyết những tranh chấp tại Biển Đông là thông qua đàm phán, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố vế ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)./.
Với 5 tham luận đề cập tới vấn đề Biển Đông, hội thảo đã dành phần lớn thời gian thảo luận về tranh chấp lãnh thổ tại vùng biển này, phân tích các nguyên nhân, yếu tố lịch sử, tình hình tranh chấp hiện nay tại Biển Đông, theo đó đưa ra cách thức giải quyết vấn đề này.
Trong báo cáo của mình, Giáo sư, Tiến sỹ Dmitry V. Mosyakov - Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga (RAN) đã nêu bật những hành động sai trái và ý đồ của Trung Quốc trong các sự kiện gần đây. Ông cho rằng giải pháp duy nhất để giải quyết tất cả những điều tiêu cực trên là Trung Quốc phải thay đổi đường lối, quay lại ý tưởng hợp tác với các nước láng giềng, tính đến lợi ích hợp pháp của họ, tìm kiếm và đạt được một thỏa hiệp trên cơ sở luật pháp quốc tế và đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Trong tham luận có nhan đề "Học thuyết quân sự Trung Quốc biến đất nước thành cường quốc biển, chiếm các vùng lãnh thổ nước ngoài ở Biển Đông", ông Grigori Lokshin - chuyên viên hàng đầu Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga - nhận định rằng cuối tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã công bố Sách Trắng đầu tiên về chiến lược quân sự, trong đó đa phần là ý tưởng biến Trung Quốc thành cường quốc biển có quyền thống trị Biển Đông. Điều này về cơ bản cho thấy sự gây hấn trực tiếp của Trung Quốc với các nước trong vùng, gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei, là các thành viên ASEAN, cũng như vùng lãnh thổ Đài Loan. Trung Quốc đã ngay lập tức vấp phải phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, lo ngại tham vọng bành trướng lãnh hải của Bắc Kinh có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Không chỉ nêu lên những hậu quả nghiêm trọng và nguy cơ bùng phát xung đột tại Biển Đông do những hành động sai trái của Trung Quốc, các diễn giả đều cho rằng giải pháp tốt nhất để giải quyết những tranh chấp tại Biển Đông là thông qua đàm phán, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố vế ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết thúc chuyến thăm chính thức Bulgaria  (06/06/2015)
Nhật Bản - Trung Quốc họp cấp bộ trưởng tài chính lần đầu tiên sau 3 năm gián đoạn  (06/06/2015)
Việt Nam tăng cường giúp Lào trong đào tạo nguồn nhân lực  (06/06/2015)
Thông cáo chung Việt Nam - Bulgaria  (05/06/2015)
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Bulgaria hướng tới Đối tác chiến lược  (05/06/2015)
Mở rộng triển vọng hợp tác giữa ASEAN và các nước Nam Mỹ  (05/06/2015)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên