Việt Nam - Malaysia nỗ lực hướng tới quan hệ đối tác chiến lược
Việt Nam và Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30-3-1973. Hơn 40 năm qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp.
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 4-2014, Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhất trí sẽ đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới - Đối tác chiến lược.
Hai nhà lãnh đạo cũng đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 11 tỷ USD vào năm 2015, tạo điều kiện cho doanh nghiệp của hai nước tăng cường hợp tác, góp phần thúc đẩy mối quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Malaysia.
Tại cuộc gặp song phương giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Najib bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 tại Kuala Lumpur hồi tháng Tư năm nay, hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí về phương hướng tăng cường quan hệ trong thời gian tới.
Về lĩnh vực kinh tế, Việt Nam và Malaysia có những lợi thế rất thuận lợi để hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển như vị trí địa lý thuận lợi cho việc đi lại giao dịch và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, nhiều hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, bưu chính viễn thông được ký kết, tạo khuôn khổ pháp lý trong giao dịch làm ăn. Hai bên cũng không ngừng xây dựng và hoàn thiện các chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước trong việc tìm hiểu thị trường, khai thác tiềm năng kinh tế và tranh thủ cơ hội kinh doanh.
Malaysia là một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Malaysia hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ ba của Việt Nam.
Tổng kim ngạch hai chiều trong giai đoạn 2009-2012 đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 24% với giá trị tăng gần gấp đôi từ 4,1 tỷ USD năm 2009 lên 7,9 tỷ USD năm 2012. Năm 2012, xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia đạt gần 4,5 tỷ USD, tăng 56%, trong khi nhập khẩu từ Malaysia đạt 3,4 tỷ USD, giảm 13%, đánh dấu kết quả quan trọng khi Việt Nam lần đầu tiên sau năm gần 20 năm (kể từ năm 1993) xuất siêu sang Malaysia với giá trị hơn 1 tỷ USD.
Năm 2013, Việt Nam tiếp tục xuất siêu sang Malaysia với giá trị 849 triệu USD. Trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 9,115 tỷ USD, tăng 15,25% so với năm 2012, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia đạt 4,982 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 4,133 tỷ USD.
Năm 2014, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt hơn 8,1 tỷ USD, giảm 9,9% so với năm trước đó. Trong 4 tháng đầu năm 2015, trao đổi thương mại hai chiều đạt 2,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD và nhập khẩu đạt 1,3 tỷ USD.
Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia các mặt hàng chủ yếu như dầu thô, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, cao su và gạo, trong khi nhập khẩu từ Malaysia chủ yếu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, dầu mỡ động thực vật, xăng dầu các loại, máy móc thiết bị và phụ tùng, chất dẻo.
Malaysia là thị trường xuất khẩu truyền thống của gạo Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất khẩu 465.977 tấn gạo sang Malaysia năm 2013 và 472.893 tấn năm 2014. Riêng trong 4 tháng đẩu năm 2015, Việt Nam xuất sang Malaysia 132.995 tấn gạo.
Malaysia ở top 5 thị trường dẫn đầu nhập gạo của Việt Nam. Hàng năm Malaysia nhập khẩu trung bình khoảng 1 triệu tấn gạo.
Trong cuộc gặp song phương với Thủ tướng Najib Razak hồi tháng Tư vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định Việt Nam luôn dành ưu tiên cao cho hợp tác thương mại gạo với Malaysia, đề nghị hai bên xem xét ký riêng Bản Ghi nhớ (MOU) về thương mại gạo cấp chính phủ nhằm tạo khung pháp lý, đưa hoạt động này đi vào ổn định.
Tại kỳ họp lần thứ ba Ủy ban hỗn hợp Thương mại Việt Nam-Malaysia tại Kuala Lumpur ngày 25-4 vừa qua, bên cạnh việc thúc đẩy và mở rộng hợp tác trong lĩnh vực thương mại song phương, hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác phát triển ngành nông nghiệp mỗi nước và đặc biệt nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước nhằm góp phần ổn định thị trường gạo khu vực và tham gia bảo đảm an ninh lương thực của Malaysia.
Về đầu tư, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư của hai nước nhất là trong các lĩnh vực dầu khí, điện và cơ sở hạ tầng.
Tính đến ngày 20-01, Malaysia là nhà đầu tư lớn thứ 8 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, với 484 dự án và gần 10,8 tỷ USD vốn đăng ký.
Các dự án đầu tư của Malaysia vào Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng, lắp ráp ôtô, sản xuất phụ tùng ôtô, sản xuất và chế biến thực phẩm, nông sản, đồ uống, giáo dục đào tạo, xây dựng, ngân hàng và khách sạn. Trong khi đó, Việt Nam đầu tư 9 dự án tại Malaysia với tổng vốn 812,6 triệu USD, chủ yếu vào lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí.
Về lao động, Malaysia là một trong những thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng của Việt Nam.
Kể từ khi chính phủ hai nước ký Bản ghi nhớ (MOU) về tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia năm 2003, có khoảng 200.000 lượt người lao động Việt Nam đã sang làm việc tại quốc gia này.
Malaysia là thị trường tiếp nhận nhiều lao động phổ thông, phù hợp với mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Hợp tác trong lĩnh vực lao động giữa hai nước đã phát triển tốt đẹp trong những năm qua, giải quyết được phần nào nhu cầu công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam.
Lao động Việt Nam chủ yếu làm việc trong các nhà máy, công xưởng trong các lĩnh vực điện, điện tử, cơ khí, may mặc, sản xuất đồ dân dụng, găng tay y tế, đồ gỗ, xây dựng, chế tác vàng và làm việc tại gia đình. Hiện nay có khoảng 60.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak mới đây khẳng định Malaysia sẽ cùng thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia, đặc biệt là trong tiếp cận với các công việc có tay nghề và thu nhập ổn định, nhất trí hai bên sớm ký kết Bản ghi nhớ (MOU) về tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia trong năm 2015.
Theo Ban quản lý Lao động và Chuyên gia Việt Nam tại Malaysia, từ tháng 12-2014 đến nay, hai nước đã tiến hành 3 phiên đàm phán về MOU giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Malaysia về việc làm của người lao động Việt Nam tại Malaysia và Bản ghi nhớ giữa hai chính phủ về việc tuyển dụng và bố trí lao động giúp việc gia đình Việt Nam tại Malaysia.
Phiên thứ 4 sẽ được tiến hành tại Hà Nội trong thời gian tới để MOU được chính thức ký kết trong năm nay.
Để tiến tới quan hệ đối tác chiến lược, Việt Nam và Malaysia đang nỗ lực thúc đẩy quá trình hoàn tất các thủ tục, sớm kết thúc đàm phán một số hiệp định và thỏa thuận để chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trong tương lai gần./.
Hoa Kỳ mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam  (01/06/2015)
Sôi động Diễn đàn giao lưu văn hóa sinh viên Việt - Hàn  (01/06/2015)
Thủ tướng dự cuộc Đối thoại Doanh nghiệp Việt Nam - Algeria  (01/06/2015)
Trang trọng tổ chức Đại lễ kính mừng Phật đản Phật lịch 2559  (01/06/2015)
WB tài trợ 124 triệu USD cho giao thông công cộng Thành phố Hồ Chí Minh  (01/06/2015)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 25 đến ngày 31-5-2015  (01/06/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay