Điều chỉnh dự án để đáp ứng nhu cầu điện trong dài hạn
Theo báo cáo tổng hợp của các cơ quan, đơn vị trong cuộc họp Ban chỉ đạo Nhà nước Quy hoạch điện quốc gia, tình hình cân bằng điện năng vẫn đang diễn ra khá sát với các kịch bản đã dự liệu.
Các dự án nguồn điện phía Nam vẫn cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ. Dự án Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 đã phát điện 2 tổ máy, góp phần quan trọng trong việc cung ứng điện cho miền Nam vào mùa khô 2015. Dự án Ô Môn 1 dự kiến phát điện tổ máy 2 từ tháng 6-2015, Duyên Hải 3 giai đoạn 2016-2017. Các dự án khác như Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 3 mở rộng, Ô Môn 3 và 4 cũng đang được triển khai để đáp ứng yêu cầu vận hành trong giai đoạn 2017-2018 và giai đoạn tiếp theo.
Ở phía Bắc, Thủy điện Lai Châu, Huội Quảng cũng đảm bảo tiến độ phát điện trong năm hoặc năm sau. Các dự án nhiệt điện Vũng Áng 1, Thái Bình 2, Long Phú 1, Sông Hậu 1 được chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí báo cáo chi tiết tiến độ đầu tư. Tập đoàn Than Khoáng sản cũng đang đảm nhiệm một loạt các dự án nhiệt điện phía Bắc cùng với hàng loạt dự án khác.
Tuy nhiên, đối với khu vực miền Nam, hiện vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc cần phải giải quyết để đảm bảo cung cấp đủ điện cho khu vực này trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu phát triển.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao việc đưa ra các tính toán, đề xuất kịp thời, có tính dự liệu xa cho bài toán cân bằng điện năng cũng như năng lượng của các cơ quan, đơn vị trong Ban Chỉ đạo, đặc biệt là tính đồng bộ và yêu cầu cao của việc cung cấp năng lượng phục vụ phát triển của đất nước trước mắt cũng như lâu dài.
Nhấn mạnh đang là thời điểm hết sức quan trọng để xây dựng một tầm nhìn, quy hoạch mới và sát thực tế đối với các lĩnh vực năng lượng, hạ tầng, Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo đẩy nhanh việc trình đề án điều chỉnh danh mục một số dự án nguồn và lưới điện, kèm các cơ chế, chính sách để đáp ứng hiệu quả nhất nhu cầu điện giai đoạn đến 2020 và sau đó.
Trước mắt, tiếp tục chỉ đạo các tập đoàn và các chủ đầu tư các công trình điện đang xây dựng có giải pháp đảm bảo hoàn thành các công trình theo tiến độ đề ra.
Đồng thời, phải đẩy mạnh hơn nữa các dự án điện theo hình thức BOT, từ việc rút ngắn thời gian đàm phán, thủ tục triển khai, tạo thế cạnh tranh để giảm sức ép lên giá điện, tạo sức cạnh tranh cho nền kinh tế cũng như đáp ứng đời sống người dân.
“Một khó khăn cũng phải nhìn ra là việc đẩy mạnh các dự án BOT thì ngân hàng có đáp ứng được nhu cầu về vốn? Bài toán này là một khe hẹp nhưng phải tìm được lời giải”, Phó Thủ tướng chỉ ra.
Đối với khó khăn điện miền Nam, gần đây Thủ tướng đã có những quan tâm đặc biệt, tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án nguồn ở khu vực này. Vì vậy, ngành điện cũng cần chú ý thực hiện các giải pháp truyền tải. Tuy nhiên, về lâu dài thì từng miền phải đảm bảo tối đa, tự lo theo tốc độ theo tăng trưởng với các giải pháp điện khí, điện than,… với những phương án tối ưu. Giải pháp đẩy truyền tải chỉ mang tính thời điểm vì có nhiều rủi ro, tổn thất điện lớn.
Phó Thủ tướng cũng nhắc nhở vấn đề bảo đảm môi trường ở các nhà máy nhiệt điện, yêu cầu rà các Trung tâm điện lực thực hiện triệt để tinh thần tiêu thụ tro xỉ thải ra theo hướng “cho không” các hộ tiêu thụ như xi măng, vật liệu xây dựng, lấy mục tiêu đảm bảo môi trường là ưu tiên./.
Truyền thông Algeria ca ngợi sự phát triển của kinh tế Việt Nam  (31/05/2015)
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6-2015  (31/05/2015)
Thủ tướng: Phải thấy cả hai mặt của các FTA  (31/05/2015)
Giải báo chí Quốc gia năm 2014: 9 tác phẩm xuất sắc đạt giải A  (31/05/2015)
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thảo luận an ninh Biển Đông tại Shangri-La  (31/05/2015)
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khảo sát khu kinh tế cửa khẩu Long An  (31/05/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay