“Tư bản luận” của C.Mác được nhiều người tìm đọc
Hai thập kỷ sau khi nước Đức thống nhất, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, Karl Marx, cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản, lại trở thành tác giả được tìm đọc nhiều ở Đông Đức.
“Tư bản luận”, tác phẩm phân tích mang tính phê phán đối với chủ nghĩa tư bản của ông xuất bản năm 1867, đã bất ngờ trở thành đầu sách bán chạy của nhà xuất bản kinh viện Karl-Dietz-Verlag.
“Ai cũng nghĩ là sẽ không bao giờ có nhu cầu về cuốn ‘Tư bản luận’ nữa," giám đốc điều hành Joern Schuetrumpf cho biết . Từ đầu năm đến nay, nhà xuất bản đã bán được 1.500 cuốn ‘Tư bản luận’ , tăng ba lần so với cả năm 2007 và tăng 100 lần so với năm 1990.
“Kể cả giới chủ ngân hàng và giám đốc giờ cũng đang đọc ‘Tư bản luận’ để cố hiểu cái điều họ đã gây ra cho chúng tôi. Marx thật sự đã trở lại vào thời điểm này,” ông Schuetrumpf nói.
Sự hồi sinh của luận thuyết của Marx phản ảnh một sự thật lớn hơn – đó là nhiều người dân Đông Đức không tiếp nhận chủ nghĩa tư bản.
Cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ nước Mỹ, khiến chính phủ một loạt nước, trong đó có Đức, phải ra tay cứu nguy hệ thống ngân hàng, càng củng cố tinh thần chống tư bản.
Thủ tướng Đức Angela Merkel - bản thân bà là người Đông Đức – đã công bố gói giải pháp 500 tỷ euro trong tuần này, một hành động bị chỉ trích là bảo lãnh cho giới chủ ngân hàng vô trách nhiệm.
Cuộc khảo sát gần đây cho thấy, 52% người dân Đông Đức tin rằng kinh tế thị trường là “không phù hợp” và 43% nói họ muốn chủ nghĩa xã hội hơn là chủ nghĩa tư bản. Kết quả thăm dò đó cũng được khẳng định trong các cuộc phỏng vấn với hàng chục người dân thường ở đây.
“Chúng tôi đã đọc về sự kinh khủng của chủ nghĩa tư bản ở trường học. Những điều đó đều đúng cả. Karl Marx đã chỉ ra rồi,” ông Thomas Pivitt, 46 tuổi, nhân viên công nghệ thông tin ở đông Berlin, nói.
“Cuộc sống của tôi trước khi bức tường Berlin sụp đổ khá tốt,” ông nói thêm. “Không ai phải lo lắng về tiền bạc bởi vì tiền bạc thật sự không thành vấn đề. Anh có việc làm, kể cả khi anh không muốn làm việc. Tư tưởng cộng sản đâu có tồi.”
Tỷ lệ thất nghiệp ở Đông Đức hiện là 14%, gấp đôi con số của Tây Đức, mức lương cũng thấp hơn đáng kể. Hàng triệu người mất việc làm sau khi nước Đức tái thống nhất. Nhiều nhà xưởng ở Đông Đức đã bị các đối thủ cạnh tranh ở Tây Đức mua lại và đóng cửa.
“Tôi nghĩ chủ nghĩa cộng sản…, nhưng chủ nghĩa tư bản còn tồi tệ hơn,” ông Hermann Haibel, 76 tuổi, thợ rèn về hưu, nói.
“Thị trường tự do rất tàn nhẫn. Nhà tư bản chỉ muốn vắt kiệt và kiệt nữa,” ông nói.
Người dân Đông Đức từng tràn trề hy vọng về thị trường tự do khi Thủ tướng Helmut Kohl hứa hẹn một "viễn cảnh thịnh vượng”.
Nhưng ngoài một số vùng ngoại vi Berlin, ở Leipzig và dọc theo bờ biển Baltic phát đạt, hầu hết các vùng còn lại của Đông Đức đều chịu cảnh dân số giảm và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Đảng đối lập cánh tả, có nguồn gốc từ đảng SED (Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức) của cựu Chủ tịch Erich Honecker, trong sự vỡ mộng của người dân, đã trở thành đảng được yêu thích nhất ở Đông Đức.Đến 305 người dân nớiđâyủng hộđảng này.
“Tôi không nghĩ chủ nghĩa tư bản là hệ thống phù hợp với chúng tôi,” bà Monika Weber, thư ký, cho biết.
“Việc phân phối của cải không công bằng. Giờ đây, chúng tôi đang chứng kiến điều đó. Những người dân nhỏ bé như tôi sẽ phải trả giá cho cuộc khủng hoảng tài chính bằng cách nộp thuế cao hơn, tất cả chỉ bởi sự tham lam của giới chủ ngân hàng.”
Giống như nhiều người dân Đông Đức, Ralf Wulff nói ông cảm thấy rất vui sướng khi bức tường Berlin sụp đổ và muốn được chứng kiến chủ nghĩa tư bản sẽ thay thế chủ nghĩa cộng sản ra sao. Nhưng tâm trạng háo hức qua rất nhanh.
“Chỉ mất vài tuần để nhận ra kinh tế thị trường là thế nào. Nó là chủ nghĩa vật chất và sự bóc lột không kiểm soát nổi.”/.
Việt Nam - Hy Lạp: mối quan hệ hợp tác hữu nghị và thân thiết  (18/10/2008)
Thông cáo số 2 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (18/10/2008)
Những gương mặt tiêu biểu - những tấm lòng nhân ái  (18/10/2008)
Lại thêm một ngày tồi tệ của chứng khoán thế giới  (18/10/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên