Xây dựng pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm của toàn hệ thống chính trị
23:52, ngày 21-05-2015
TCCSĐT - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, ngày 21-5, các đại biểu làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015; Tờ trình dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi), dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi)...
* Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh từ tháng 6-2014 đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy thời gian qua, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng luật, pháp lệnh, góp phần nâng cao chất lượng cũng như tiến độ chuẩn bị các dự án. Công tác xây dựng pháp luật đã có những chuyển biến tích cực, cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã có chuyển biến tích cực hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc lập, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội vẫn còn những hạn chế kéo dài, chậm được khắc phục như số lượng các dự án đề nghị điều chỉnh, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh còn nhiều; chất lượng của một số dự án luật còn hạn chế như: tình trạng “tồn đọng” văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh vẫn còn nhiều
Tờ trình nêu rõ Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 gồm năm dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết và dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 gồm 31 dự án luật, hai dự án pháp lệnh, một dự án nghị quyết.
Để bảo đảm tính khả thi của Chương trình năm 2016, tránh bị điều chỉnh quá nhiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị phải cân nhắc thận trọng, xác định rõ quan điểm, căn cứ lập dự kiến Chương trình, xem xét kỹ sự cần thiết ban hành, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, những nội dung cơ bản của từng dự án; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu giữa các cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra, tăng cường trách nhiệm của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định, cơ quan thẩm tra, cùng với việc bảo đảm các điều kiện cần thiết cũng như bố trí thời gian phù hợp để Quốc hội xem xét, thông qua.
Trong năm 2016 cần tiếp tục xác định xây dựng pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm của toàn hệ thống chính trị, trong đó tập trung vào việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật để thể chế hóa các nghị quyết của Đảng và tiếp tục cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, Ủy thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thi hành nghiêm chỉnh Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức thực hiện tốt các giải pháp đã được đề ra trong các Nghị quyết của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; tiếp tục tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc soạn thảo, thẩm tra, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội để bảo đảm chất lượng và tiến độ chuẩn bị các dự án...
* Tờ trình dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân nêu rõ, để kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể chế hóa các quy định liên quan đến hoạt động giám sát trong Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội mới được Quốc hội thông qua, đồng thời khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử thì việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về giám sát trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hiện hành để ban hành một đạo luật chung về hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân là cần thiết.
Việc xây dựng dự án Luật đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; bảo đảm sự thống nhất, khoa học trong việc xác định đối tượng, phạm vi, hình thức, thẩm quyền, trình tự giám sát của từng chủ thể giám sát; bảo đảm quyền, trách nhiệm của chủ thể giám sát, của đối tượng chịu sự giám sát; phát huy vai trò của giám sát trong việc góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước.
Dự thảo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được xây dựng để quy định một cách thống nhất về hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử, trong đó, không chỉ xác định rõ thẩm quyền, phạm vi giám sát của từng chủ thể mà còn tăng cường sự phối hợp trong quá trình tiến hành hoạt động giám sát nhằm nâng cao hiệu quả giám sát và tránh sự chồng chéo, trùng lặp. Do vậy, bên cạnh việc rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định để thể chế hóa các văn kiện của Đảng, cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp, dự thảo đã bổ sung những nội dung được đặt ra trong thực tiễn, sửa đổi các quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội hiện hành, Chương III của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (năm 2003), đồng thời, pháp điển hóa các quy định về hoạt động giám sát trong các nội quy, quy chế hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân để khi Luật mới được ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống mà không phải chờ sửa đổi các văn bản khác có liên quan hoặc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Dự thảo Luật được thiết kế gồm 5 chương với 94 điều.
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành với kết cấu, bố cục của dự thảo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát để bổ sung các điều kiện bảo đảm hoạt động giám sát nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
* Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi), nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội .
Bàn về Ban công tác Mặt trận, vẫn còn hai loại ý kiến khác nhau. Theo đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) không nên luật hóa mô hình Ban công tác Mặt trận ở thôn, ấp, bản, làng... Ban công tác Mặt trận không phải là một cấp trong hệ thống tổ chức của Mặt trận mà chỉ là phương thức tổ chức trong nội bộ Mặt trận ở cơ sở. Đại biểu đề nghị không quy định vấn đề này trong Luật mà để quy định trong Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quan điểm khác, theo đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) nên quy định về Ban công tác Mặt trận trong Luật. Đại biểu cho rằng tuy Ban công tác Mặt trận không phải là một cấp trong hệ thống tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng hiện nay đang được tổ chức rộng khắp và hoạt động ở các địa phương phát huy hiệu quả. Việc luật hóa mô hình này nhằm tạo cơ sở pháp lý đổi mới phương thức công tác của Mặt trận trong giai đoạn hiện nay theo phương châm hướng về cơ sở, tới khu dân cư.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá Ban công tác Mặt trận là cánh tay nối dài, là phương thức để triển khai hoạt động của Mặt trận ở cấp xã hiệu quả hơn. Do đó, cần được ghi nhận trong Luật để tạo cơ sở pháp lý cho Ban này hoạt động.
Thảo luận về hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Chương 5), nhiều ý kiến tán thành sự cần thiết phải quy định trong dự thảo Luật về nội dung này. Tuy nhiên, cần làm rõ tính đặc thù trong hoạt động giám sát của Mặt trận; làm rõ tính chất giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là “mang tính Nhân dân”; quy định cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện giám sát, giá trị pháp lý của kết luận, kiến nghị giám sát; trách nhiệm, chế tài đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau giám sát.
Các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến cụ thể về các nội dung hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Chương 6); nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...
* Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi), nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng thời, các đại biểu Quốc hội đã góp ý trực tiếp và làm rõ thêm một số nội dung của dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi).
Nội dung nhận được nhiều ý kiến đại biểu quan tâm là độ tuổi gọi nhập ngũ (Điều 31).
Nhất trí với dự thảo Luật là “Công dân đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi; công dân đào tạo trình độ đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết hai mươi bảy tuổi”, đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) cho rằng: Dự thảo luật quy định như vậy bảo đảm mọi người đều bình đẳng trước pháp luật về thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Hiến pháp; đồng thời phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang, bảo đảm nguồn nhân lực cho bảo vệ Tổ quốc.
Đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) lại cho rằng nội dung quy định tại điều này chưa hoàn toàn phù hợp. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của mỗi công dân Việt Nam. Do đó, cần tạo thuận lợi cho công dân Việt Nam đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự. Trong thời bình mỗi người đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự chỉ nhập ngũ một lần và thời gian tại ngũ là 24 tháng.
Việc quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 đến 27 tuổi là phù hợp. Bởi, độ tuổi này còn trẻ và hội tụ điều kiện tốt nhất để công dân phục vụ quân đội, góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc phòng.
Mặt khác, việc quy định thực hiện nghĩa vụ quân sự đến 27 tuổi, nhằm tạo điều kiện cho tất cả các trường hợp được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự, khi không còn thuộc trường hợp tạm hoãn thì phải thực hiện nghĩa vụ. Quy định như vậy, vừa đảm bảo nguyên tắc công bằng, vừa tạo điều kiện cho tất cả những người đã được tạm hoãn theo quy định, khi hết lý do tạm hoãn thì thực hiện nghĩa vụ quân sự, chứ không chỉ áp dụng riêng đối với trường hợp tạm hoãn là đang học đại học chính quy như dự thảo luật.
Cũng góp ý về độ tuổi gọi nhập ngũ, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề nghị giữ nguyên độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi như hiện hành và không quy định nội dung là đối với công dân đào tạo trình độ đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Đại biểu Cảnh cho rằng kể cả sinh viên y khoa với khóa học 6 năm, khi ra trường cũng chưa tới 25 tuổi; chỉ có một số rất ít sinh viên ra trường là quá 25 tuổi. Theo đại biểu, không vì số ít mà điều chỉnh từ 25 tuổi lên 27 tuổi.
Một trong những nội dung nữa nhận được ý kiến của đại biểu Quốc hội là về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ (Điều 42). Đại biểu Nguyễn Hoài Phương (Tây Ninh) cho rằng: Khoản 4, Điều 42, quy định “Danh sách công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã”, là chưa thống nhất với Điều 15 của dự thảo Luật; đồng thời chưa đảm bảo yêu cầu chặt chẽ về sự công khai, minh bạch, bởi ở đâu đó, địa phương này, địa phương khác vẫn còn nhiều dư luận về vấn đề tiêu cực trong việc tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Theo đại biểu Phương nên sửa đổi Điều 42 theo hướng bổ sung: “Công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trụ sở cơ quan, tổ chức nơi công dân công tác”.
Góp ý về vấn đề trên, đại biểu Huỳnh Văn Tính cho rằng: Tại Điểm g, Khoản 1, Điều 42, dự thảo Luật quy định "Đang đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân trong thời gian một khóa đào tạo”, nhưng có trường đại học lại đào tạo theo tín chỉ kéo dài 6 đến 7 năm hoặc cho phép sinh viên học song song hai chương trình trong một khóa đào tạo. Như vậy, quy định thế này sẽ tạo cho một số công dân lợi dụng chính sách tạm hoãn gọi nhập ngũ để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu kỹ các quy định hiện hành của Luật giáo dục đại học để bảo đảm sự thống nhất chung, tránh sự chồng chéo quy định giữa hai luật; đảm bảo quyền cơ bản của công dân trong việc học tập và thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo đó, cần bổ sung vào cuối Điểm g, Khoản 1, Điều 42, cụm từ “của một trình độ đào tạo”.
Cũng góp ý về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ (Điều 42), đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) đề nghị dự thảo luật cần quy định cụ thể trường hợp công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ do đang học đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân ngay khi tốt nghiệp thì gọi nhập ngũ ngay. Nếu để công dân đi làm 1 năm, 2 năm mới gọi thì sẽ gây khó khăn cho công dân.
Ngoài những nội dung trên, đại biểu Quốc hội cũng đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) như nghĩa vụ quân sự; quyền và nghĩa vụ của hạ sỹ quan, binh sỹ; cơ sở dữ liệu nghĩa vụ quân sự; công dân nữ phục vụ tại ngũ; đăng ký nghĩa vụ quân sự; thủ tục gọi nhập ngũ; kiểm tra khám sức khỏe; Hội đồng nghĩa vụ quân sự....
Theo chương trình, sáng 22-5, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015; Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014; dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân./.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc lập, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội vẫn còn những hạn chế kéo dài, chậm được khắc phục như số lượng các dự án đề nghị điều chỉnh, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh còn nhiều; chất lượng của một số dự án luật còn hạn chế như: tình trạng “tồn đọng” văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh vẫn còn nhiều
Tờ trình nêu rõ Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 gồm năm dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết và dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 gồm 31 dự án luật, hai dự án pháp lệnh, một dự án nghị quyết.
Để bảo đảm tính khả thi của Chương trình năm 2016, tránh bị điều chỉnh quá nhiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị phải cân nhắc thận trọng, xác định rõ quan điểm, căn cứ lập dự kiến Chương trình, xem xét kỹ sự cần thiết ban hành, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, những nội dung cơ bản của từng dự án; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu giữa các cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra, tăng cường trách nhiệm của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định, cơ quan thẩm tra, cùng với việc bảo đảm các điều kiện cần thiết cũng như bố trí thời gian phù hợp để Quốc hội xem xét, thông qua.
Trong năm 2016 cần tiếp tục xác định xây dựng pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm của toàn hệ thống chính trị, trong đó tập trung vào việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật để thể chế hóa các nghị quyết của Đảng và tiếp tục cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, Ủy thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thi hành nghiêm chỉnh Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức thực hiện tốt các giải pháp đã được đề ra trong các Nghị quyết của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; tiếp tục tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc soạn thảo, thẩm tra, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội để bảo đảm chất lượng và tiến độ chuẩn bị các dự án...
* Tờ trình dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân nêu rõ, để kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể chế hóa các quy định liên quan đến hoạt động giám sát trong Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội mới được Quốc hội thông qua, đồng thời khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử thì việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về giám sát trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hiện hành để ban hành một đạo luật chung về hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân là cần thiết.
Việc xây dựng dự án Luật đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; bảo đảm sự thống nhất, khoa học trong việc xác định đối tượng, phạm vi, hình thức, thẩm quyền, trình tự giám sát của từng chủ thể giám sát; bảo đảm quyền, trách nhiệm của chủ thể giám sát, của đối tượng chịu sự giám sát; phát huy vai trò của giám sát trong việc góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước.
Dự thảo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được xây dựng để quy định một cách thống nhất về hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử, trong đó, không chỉ xác định rõ thẩm quyền, phạm vi giám sát của từng chủ thể mà còn tăng cường sự phối hợp trong quá trình tiến hành hoạt động giám sát nhằm nâng cao hiệu quả giám sát và tránh sự chồng chéo, trùng lặp. Do vậy, bên cạnh việc rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định để thể chế hóa các văn kiện của Đảng, cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp, dự thảo đã bổ sung những nội dung được đặt ra trong thực tiễn, sửa đổi các quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội hiện hành, Chương III của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (năm 2003), đồng thời, pháp điển hóa các quy định về hoạt động giám sát trong các nội quy, quy chế hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân để khi Luật mới được ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống mà không phải chờ sửa đổi các văn bản khác có liên quan hoặc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Dự thảo Luật được thiết kế gồm 5 chương với 94 điều.
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành với kết cấu, bố cục của dự thảo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát để bổ sung các điều kiện bảo đảm hoạt động giám sát nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
* Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi), nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội .
Bàn về Ban công tác Mặt trận, vẫn còn hai loại ý kiến khác nhau. Theo đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) không nên luật hóa mô hình Ban công tác Mặt trận ở thôn, ấp, bản, làng... Ban công tác Mặt trận không phải là một cấp trong hệ thống tổ chức của Mặt trận mà chỉ là phương thức tổ chức trong nội bộ Mặt trận ở cơ sở. Đại biểu đề nghị không quy định vấn đề này trong Luật mà để quy định trong Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quan điểm khác, theo đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) nên quy định về Ban công tác Mặt trận trong Luật. Đại biểu cho rằng tuy Ban công tác Mặt trận không phải là một cấp trong hệ thống tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng hiện nay đang được tổ chức rộng khắp và hoạt động ở các địa phương phát huy hiệu quả. Việc luật hóa mô hình này nhằm tạo cơ sở pháp lý đổi mới phương thức công tác của Mặt trận trong giai đoạn hiện nay theo phương châm hướng về cơ sở, tới khu dân cư.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá Ban công tác Mặt trận là cánh tay nối dài, là phương thức để triển khai hoạt động của Mặt trận ở cấp xã hiệu quả hơn. Do đó, cần được ghi nhận trong Luật để tạo cơ sở pháp lý cho Ban này hoạt động.
Thảo luận về hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Chương 5), nhiều ý kiến tán thành sự cần thiết phải quy định trong dự thảo Luật về nội dung này. Tuy nhiên, cần làm rõ tính đặc thù trong hoạt động giám sát của Mặt trận; làm rõ tính chất giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là “mang tính Nhân dân”; quy định cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện giám sát, giá trị pháp lý của kết luận, kiến nghị giám sát; trách nhiệm, chế tài đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau giám sát.
Các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến cụ thể về các nội dung hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Chương 6); nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...
* Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi), nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng thời, các đại biểu Quốc hội đã góp ý trực tiếp và làm rõ thêm một số nội dung của dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi).
Nội dung nhận được nhiều ý kiến đại biểu quan tâm là độ tuổi gọi nhập ngũ (Điều 31).
Nhất trí với dự thảo Luật là “Công dân đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi; công dân đào tạo trình độ đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết hai mươi bảy tuổi”, đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) cho rằng: Dự thảo luật quy định như vậy bảo đảm mọi người đều bình đẳng trước pháp luật về thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Hiến pháp; đồng thời phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang, bảo đảm nguồn nhân lực cho bảo vệ Tổ quốc.
Đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) lại cho rằng nội dung quy định tại điều này chưa hoàn toàn phù hợp. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của mỗi công dân Việt Nam. Do đó, cần tạo thuận lợi cho công dân Việt Nam đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự. Trong thời bình mỗi người đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự chỉ nhập ngũ một lần và thời gian tại ngũ là 24 tháng.
Việc quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 đến 27 tuổi là phù hợp. Bởi, độ tuổi này còn trẻ và hội tụ điều kiện tốt nhất để công dân phục vụ quân đội, góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc phòng.
Mặt khác, việc quy định thực hiện nghĩa vụ quân sự đến 27 tuổi, nhằm tạo điều kiện cho tất cả các trường hợp được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự, khi không còn thuộc trường hợp tạm hoãn thì phải thực hiện nghĩa vụ. Quy định như vậy, vừa đảm bảo nguyên tắc công bằng, vừa tạo điều kiện cho tất cả những người đã được tạm hoãn theo quy định, khi hết lý do tạm hoãn thì thực hiện nghĩa vụ quân sự, chứ không chỉ áp dụng riêng đối với trường hợp tạm hoãn là đang học đại học chính quy như dự thảo luật.
Cũng góp ý về độ tuổi gọi nhập ngũ, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề nghị giữ nguyên độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi như hiện hành và không quy định nội dung là đối với công dân đào tạo trình độ đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Đại biểu Cảnh cho rằng kể cả sinh viên y khoa với khóa học 6 năm, khi ra trường cũng chưa tới 25 tuổi; chỉ có một số rất ít sinh viên ra trường là quá 25 tuổi. Theo đại biểu, không vì số ít mà điều chỉnh từ 25 tuổi lên 27 tuổi.
Một trong những nội dung nữa nhận được ý kiến của đại biểu Quốc hội là về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ (Điều 42). Đại biểu Nguyễn Hoài Phương (Tây Ninh) cho rằng: Khoản 4, Điều 42, quy định “Danh sách công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã”, là chưa thống nhất với Điều 15 của dự thảo Luật; đồng thời chưa đảm bảo yêu cầu chặt chẽ về sự công khai, minh bạch, bởi ở đâu đó, địa phương này, địa phương khác vẫn còn nhiều dư luận về vấn đề tiêu cực trong việc tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Theo đại biểu Phương nên sửa đổi Điều 42 theo hướng bổ sung: “Công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trụ sở cơ quan, tổ chức nơi công dân công tác”.
Góp ý về vấn đề trên, đại biểu Huỳnh Văn Tính cho rằng: Tại Điểm g, Khoản 1, Điều 42, dự thảo Luật quy định "Đang đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân trong thời gian một khóa đào tạo”, nhưng có trường đại học lại đào tạo theo tín chỉ kéo dài 6 đến 7 năm hoặc cho phép sinh viên học song song hai chương trình trong một khóa đào tạo. Như vậy, quy định thế này sẽ tạo cho một số công dân lợi dụng chính sách tạm hoãn gọi nhập ngũ để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu kỹ các quy định hiện hành của Luật giáo dục đại học để bảo đảm sự thống nhất chung, tránh sự chồng chéo quy định giữa hai luật; đảm bảo quyền cơ bản của công dân trong việc học tập và thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo đó, cần bổ sung vào cuối Điểm g, Khoản 1, Điều 42, cụm từ “của một trình độ đào tạo”.
Cũng góp ý về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ (Điều 42), đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) đề nghị dự thảo luật cần quy định cụ thể trường hợp công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ do đang học đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân ngay khi tốt nghiệp thì gọi nhập ngũ ngay. Nếu để công dân đi làm 1 năm, 2 năm mới gọi thì sẽ gây khó khăn cho công dân.
Ngoài những nội dung trên, đại biểu Quốc hội cũng đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) như nghĩa vụ quân sự; quyền và nghĩa vụ của hạ sỹ quan, binh sỹ; cơ sở dữ liệu nghĩa vụ quân sự; công dân nữ phục vụ tại ngũ; đăng ký nghĩa vụ quân sự; thủ tục gọi nhập ngũ; kiểm tra khám sức khỏe; Hội đồng nghĩa vụ quân sự....
Theo chương trình, sáng 22-5, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015; Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014; dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân./.
Việt Nam luôn ưu tiên cao cho công tác phòng, chống ma túy  (21/05/2015)
Việt Nam - Liên hợp quốc tăng cường quan hệ và hợp tác nhiều mặt  (21/05/2015)
Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp chống buôn lậu thuốc lá  (21/05/2015)
Cộng đồng người Việt tại nhiều nước kỷ niệm ngày sinh nhật Bác  (21/05/2015)
Cộng đồng người Việt tại nhiều nước kỷ niệm ngày sinh nhật Bác  (21/05/2015)
Việt Nam tham dự Hội nghị tương lai châu Á lần thứ 21  (21/05/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển