Thủ tướng tiếp Chủ tịch Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ của Nhật Bản
Chiều 20-4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ông Nobuyuki Hirano, Chủ tịch Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ (BTMU).
Đây là ngân hàng lớn nhất Nhật Bản có giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán lên đến 170 tỷ USD và là ngân hàng tài trợ cho hàng loạt các dự án đầu tư lớn của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao việc BTMU đã tài trợ hàng tỷ USD cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư các dự án sản xuất công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng năng lượng, giao thông tại Việt Nam. Đây là kết quả cụ thể sau cuộc đối thoại bàn tròn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với BTMU và 13 tập đoàn lớn nhất Nhật Bản tại Tokyo vào tháng 12-2013.
Thủ tướng cũng đánh giá cao BTMU đã tham gia làm cổ đông chiến lược của Ngân hàng Vietinbank của Việt Nam và tiếp tục hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam cũng như hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao, hạ tầng và phát triển nông nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp hai bên tăng cường trao đổi, hợp tác nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái khẳng định cam kết Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục tạo môi trường chính sách thuận lợi, thông thoáng, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài; trong đó có Nhật Bản đầu tư, kinh doanh lâu dài, thành công tại Việt Nam, với lĩnh vực ngân hàng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam đang sửa đổi và sẽ sớm ban hành Nghị định cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam với tỷ lệ lớn hơn mức trần 30% hiện nay.
Cho biết Việt Nam là nước thứ hai trong ASEAN mà doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản hoạt động với hơn 1.500 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động, ông Nobuyuki Hirano cho biết dòng đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam đang và sẽ tiếp tục gia tăng.
Theo đó, ngoài các lĩnh vực hiện có, các doanh nghiệp nước này đang định hướng đầu tư mạnh vào các lĩnh vực như công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao, hạ tầng năng lượng, giao thông và lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. Đây cũng là lĩnh vực mà Ngân hàng BTMU sẵn sàng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra phía Nhật Bản cũng sẵn sàng chuyển giao công nghệ các ngành công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.
Ông Nobuyuki Hirano đánh giá cao định hướng phát triển kinh tế nhanh và bền vững của Việt Nam cũng như triển khai 3 khâu đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực gắn với tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam.
Chủ tịch Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục các nỗ lực đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân ngành công nghiệp phụ trợ, đẩy mạnh cổ phần hóa xây dựng kết cấu hạ tầng, cải cách mạnh thủ tục hành chính./.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam  (21/04/2015)
Thành phố Hồ Chí Minh: Chuẩn bị chu đáo cho Lễ míttinh, diễu binh  (21/04/2015)
Thành phố Hồ Chí Minh: Chuẩn bị chu đáo cho Lễ míttinh, diễu binh  (21/04/2015)
Chủ tịch nước gặp mặt Ban chỉ đạo sách "Ký ức người lính"  (21/04/2015)
Chủ tịch nước gặp mặt Ban chỉ đạo sách "Ký ức người lính"  (21/04/2015)
Việt Nam luôn coi trọng phát triển hợp tác nhiều mặt với Séc  (21/04/2015)
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên