Quan hệ đối tác Việt-Ấn phát triển tốt đẹp hơn bao giờ hết
Nhân dịp Năm Mới, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành đã trả lời phỏng vấn về những bước phát triển trong quan hệ Ấn-Việt và tiềm năng quan hệ song phương.
- Thưa Đại sứ, xin Đại sứ cho biết quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ đã phát triển như thế nào kể từ khi hai bên thiết lập Đối tác chiến lược năm 2007?
Đại sứ Tôn Sinh Thành: Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ kể từ khi được thiết lập năm 2007 đến nay đã phát triển tốt đẹp hơn bao giờ hết.
Hai bên liên tục trao đổi các chuyến thăm cấp cao, trong đó cả Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Việt Nam đã tới thăm Ấn Độ; về phía Ấn Độ, cả Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng đã thăm Việt Nam.
Các chuyến thăm này không chỉ tạo động lực cho việc triển khai các thoả thuận hợp tác, mà còn thắt chặt thêm độ tin cậy chính trị giữa hai nước.
Bên cạnh đó, các cơ chế hợp tác như Ủy ban Liên chính phủ, Tham khảo Chính trị, Đối thoại Quốc phòng, Tiểu ban thương mại… đã phát huy tác dụng thúc đẩy hợp tác ngày càng sâu rộng giữa hai nước.
Hai nước đã phối hợp chặt chẽ và hoàn toàn ủng hộ lẫn nhau tại tất cả các diễn đàn quốc tế và khu vực. Thương mại hai chiều từ năm 2007 đến nay tăng gần gấp 4 lần, từ 1,5 tỷ USD lên gần 6 tỷ USD.
Đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam hiện mới đạt khoảng 250 triệu USD, nhưng có ý nghĩa quan trọng về chính trị và chiến lược. Nếu dự án Nhiệt điện Long Phú 2 của Tập đoàn Tata Power được triển khai trong năm nay, đầu tư trực tiếp của Ấn Độ vào Việt Nam sẽ có bước nhảy vọt lên trên 2 tỷ USD.
Lượng khách du lịch Ấn Độ vào Việt Nam cũng tăng đột biến trong những năm gần đây. Năm 2014 có hơn 50.000 lượt du khách Ấn Độ đến thăm Việt Nam so với 17.000 lượt người năm 2011.
- Theo Đại sứ, “trụ cột” nào trong Đối tác chiến lược là quan trọng nhất?
Đại sứ Tôn Sinh Thành: Có người cho rằng hợp tác quốc phòng-an ninh là trụ cột quan trọng nhất của Đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ. Đúng là trong thời gian qua quốc phòng-an ninh là lĩnh vực hợp tác hiệu quả và nổi trội nhất, nhưng tôi cho rằng các trụ cột khác như hợp tác chính trị, hợp tác kinh tế-khoa học kỹ thuật và hợp tác văn hóa-giáo dục cũng đều quan trọng không kém, hơn nữa, cả 4 trụ cột này đều có sự liên kết, bổ trợ lẫn nhau rất mật thiết.
Nếu không có sự tin cậy chính trị, không thể có hợp tác quốc phòng-an ninh hiệu quả; nếu không có hợp tác văn hoá nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau thì các lĩnh vực hợp tác khác cũng sẽ gặp khó khăn; đặc biệt, nếu không có hợp tác kinh tế để gắn kết lợi ích giữa hai nước, hợp tác trong các lĩnh vực khác cũng sẽ không hiệu quả và lâu dài.
- Đại sứ đánh giá như thế nào về tiềm năng phát triển của quan hệ Ấn Độ-Việt Nam trong tương lai, đặc biệt là lĩnh vực hợp tác kinh tế-thương mại?
Đại sứ Tôn Sinh Thành: Tôi cho rằng tiềm năng hợp tác giữa hai nước, đặc biệt về kinh tế là rất lớn. Tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều hiện nay là 10-12%/năm.
Nếu có những biện pháp xúc tiến và hỗ trợ của Chính phủ hai nước, kim ngạch thương mại giữa hai nước có thể còn tăng nhanh hơn nữa, không chỉ đạt mà còn có có thể vượt chỉ tiêu 15 tỷ USD vào năm 2020.
Về đầu tư, chỉ cần Việt Nam thu hút được vài dự án có trị giá lớn của các tập đoàn như Tata, là có thể đưa tổng số vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam lên 5-7 tỷ USD.
Du lịch cũng là lĩnh vực rất có tiềm năng. Với tốc độ tăng trưởng khách du lịch Ấn Độ vào Việt Nam như hiện nay, nếu có đường bay thẳng và xúc tiến mạnh, con số 100.000 đến 200.000 khách Ấn Độ vào Việt Nam mỗi năm không phải là xa vời.
- Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ!
Các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo, đối tượng chính sách  (08/02/2015)
Dành 22.000 tỷ đồng đưa mắcca trở thành cây "chủ lực" ở Tây Nguyên  (08/02/2015)
Thủ tướng Đức Merkel khẳng định không muốn đối đầu với Nga  (08/02/2015)
Hy Lạp kiên quyết không nhượng bộ EU về chương trình cứu trợ  (08/02/2015)
Hy vọng từ cuộc họp thượng đỉnh Nga-Pháp-Đức tại Moskva  (08/02/2015)
Vị thế của Tạp chí trong bối cảnh cạnh tranh thông tin hiện nay  (08/02/2015)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên