Thủ tướng Đức Merkel khẳng định không muốn đối đầu với Nga
Phát biểu này của bà Merkel được đưa ra một ngày sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine.
Trong bài phát biểu kéo dài khoảng 30 phút của mình xoay quanh vấn đề Ukraine, Thủ tướng Merkel nhấn mạnh Đức muốn tạo lập an ninh ở châu Âu cùng với Nga, chứ không phải chống lại Nga.
Theo bà, không ai muốn một lần nữa chia cắt châu Âu, đồng thời bác bỏ khả năng giải quyết khủng hoảng bằng biện pháp quân sự.
Bà cũng cho rằng không nên quá kỳ vọng vào việc nhanh chóng đạt giải pháp cho sáng kiến hòa bình Đức-Pháp về Đông Ukraine.
Thủ tướng Merkel cũng cho biết kết quả đạt được tại cuộc đàm phán ở Moskva là các bên đi tới thực thi lệnh ngừng bắn để thực hiện Thỏa thuận Minsk.
Tuy nhiên, bà cũng cho biết sẽ tiếp tục điện đàm với các Tổng thống Nga, Pháp và Ukraine để cụ thể hóa thỏa thuận đạt được cũng như các bước đi nhằm thực thi thỏa thuận Minsk.
Tại Munich, Thủ tướng Merkel cũng có cuộc thảo luận với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko về vấn đề trên cũng như về kết quả cuộc gặp với Tổng thống Putin.
Theo kế hoạch, ngày 08-02, Thủ tướng Merkel sẽ lên đường thăm Mỹ để tiếp tục thảo luận với Tổng thống Mỹ Barack Obama về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Hiện giữa Mỹ và các nước Tây Âu đang có bất đồng về việc có hay không cung cấp vũ khí cho Ukraine để đẩy lui lực lượng đòi ly khai.
Bên lề Hội nghị An ninh Munich, Tư lệnh NATO tại châu Âu, Tướng Philip Breedlove cho rằng có thể hỗ trợ quân sự và vũ khí cho Ukraine chống lực lượng đòi ly khai ở miền Đông nước này, song bác bỏ đưa quân tới giúp Ukraine trong cuộc khủng hoảng hiện nay, đồng thời khẳng định, chưa có cuộc thảo luận nào về việc đưa binh sỹ tới Ukraine.
Giới phân tích nhận định nếu Nga và Ukraine không nhất trí được việc tiến hành thỏa thuận Minsk, ngoài tăng cường trừng phạt, Mỹ nhiều khả năng sẽ tiến hành cung cấp vũ khí cho Ukraine để đẩy lui lực lượng ly khai ở Đông Ukraine./.
Hy Lạp kiên quyết không nhượng bộ EU về chương trình cứu trợ  (08/02/2015)
Hy vọng từ cuộc họp thượng đỉnh Nga-Pháp-Đức tại Moskva  (08/02/2015)
Vị thế của Tạp chí trong bối cảnh cạnh tranh thông tin hiện nay  (08/02/2015)
Châu Âu đang tiến dần tới kỷ nguyên áp dụng lãi suất âm  (08/02/2015)
Châu Âu đang tiến dần tới kỷ nguyên áp dụng lãi suất âm  (08/02/2015)
Thủ tướng dự Lễ khánh thành cầu Năm Căn  (07/02/2015)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay