Làm tốt chức năng tư vấn cho Đảng, Nhà nước về công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
16:29, ngày 29-01-2015
TCCSĐT - Sáng 29-01-2015, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Kỳ họp thứ 11 tổng kết hoạt động năm 2914, triển khai nhiệm vụ 2015. Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và phát biểu chỉ đạo.
Các ý kiến thảo luận tại kỳ họp đã thống nhất đánh giá, năm 2014, Hội đồng đã hoàn thành một khối lượng công việc lớn, chất lượng tốt như: triển khai thực hiện Đề tài khoa học cấp Nhà nước "Lý luận văn nghệ ở Việt Nam - thực tiễn và định hướng phát triển"; tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề "vấn đề đạo đức xã hội trong văn học nghệ thuật hiện nay”. Thường trực Hội đồng đã chủ động triển khai công tác phối hợp với với một số cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu lý luận, phê bình và quảng bá về văn học nghệ thuật. Hội đồng đã tham gia nghiên cứu khoa học ở Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương; xét tặng thưởng và hỗ trợ công trình lý luận, phê bình văn học nghệ thuật. Hội đồng cũng tổ chức các đoàn khảo sát kinh nghiệm ở trong và ngoài nước, đề xuất kiến nghị với Đảng và Nhà nước về một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển văn học, nghệ thuật ở nước ta.
Năm 2015, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương tiếp tục triển khai các đề án, đề tài khoa học; tổ chức tập huấn công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật và công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Hội đồng tiếp tục khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới; khảo sát việc thực hiện đổi mới và giảng dạy, nghiên cứu văn học tại các trường sư phạm, khoa học xã hội và nhân văn và trường phổ thông...
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Lê Hông Anh ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà tập thể Hội đồng, các nhà lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật và cán bộ, nhân viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã đạt được trong năm 2014. Để Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phát huy được hết vai trò của mình, Thường trực Ban Bí thư lưu ý Hội đồng cần bám sát và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của đã được Ban Bí thư giao, là:
- Tư vấn cho Đảng, Nhà nước về công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; đánh giá tình hình sáng tác, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật;
- Tổng kết việc thực hiện đường lối văn nghệ của Đảng; đề xuất các nội dung đổi mới, hoàn chỉnh đường lối văn học, nghệ thuật của Đảng, cơ sở lý luận của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam trong tình hình mới;
- Đấu tranh với những quan điểm lý luận sai trái, lệch lạc trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, góp phần hình thành đời sống văn nghệ phong phú, lành mạnh...
- Hội đồng cần nghiên cứu đổi mới phương thức hoạt động đảm bảo thiết thực, hiệu quả, kịp thời tham mưu, xử lý những vấn đề đặt ra trong hoạt động văn học, nghệ thuật nước ta trong thời kỳ mới.
Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Hội đồng cùng với các nhà lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cần tích cực góp phần nghiên cứu, đổi mới, phát triển, từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam; khắc phục những hạn chế tồn tại của hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật, nâng cao tính khoa học, tính thuyết phục, góp phần hướng dẫn, điều chỉnh sáng tác, phê bình văn nghệ; đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động công bố, giới thiệu, truyền bá các sản phẩm có giá trị, có tác dụng tốt ở trong và ngoài nước.
Hội đồng triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị về “tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, tổ chức nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc thành quả lý luận văn học, nghệ thuật của ông cha ta và của thế giới; vận dụng sáng tạo, làm phong phú lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện đại; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho mọi năng lực sáng tạo có cơ hội phát huy, phát triển, khích lệ những tìm tòi, tôn trọng những ý kiến khác nhau về lý luận và phê bình văn nghệ vì lợi ích chung và sự phát triển lành mạnh của văn nghệ.
Đồng chí Lê Hồng Anh lưu ý, Hội đồng cần củng cố, đổi mới hoạt động nhằm nâng cao khả năng tập hợp, động viên phát huy tiềm năng sáng tạo và phát triển đội ngũ các nhà lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; làm tốt vai trò tập hợp, đoàn kết, phát huy tính chủ động, tích cực xã hội và tài năng sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ, đội ngũ lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật./.
Năm 2015, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương tiếp tục triển khai các đề án, đề tài khoa học; tổ chức tập huấn công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật và công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Hội đồng tiếp tục khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới; khảo sát việc thực hiện đổi mới và giảng dạy, nghiên cứu văn học tại các trường sư phạm, khoa học xã hội và nhân văn và trường phổ thông...
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Lê Hông Anh ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà tập thể Hội đồng, các nhà lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật và cán bộ, nhân viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã đạt được trong năm 2014. Để Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phát huy được hết vai trò của mình, Thường trực Ban Bí thư lưu ý Hội đồng cần bám sát và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của đã được Ban Bí thư giao, là:
- Tư vấn cho Đảng, Nhà nước về công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; đánh giá tình hình sáng tác, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật;
- Tổng kết việc thực hiện đường lối văn nghệ của Đảng; đề xuất các nội dung đổi mới, hoàn chỉnh đường lối văn học, nghệ thuật của Đảng, cơ sở lý luận của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam trong tình hình mới;
- Đấu tranh với những quan điểm lý luận sai trái, lệch lạc trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, góp phần hình thành đời sống văn nghệ phong phú, lành mạnh...
- Hội đồng cần nghiên cứu đổi mới phương thức hoạt động đảm bảo thiết thực, hiệu quả, kịp thời tham mưu, xử lý những vấn đề đặt ra trong hoạt động văn học, nghệ thuật nước ta trong thời kỳ mới.
Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Hội đồng cùng với các nhà lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cần tích cực góp phần nghiên cứu, đổi mới, phát triển, từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam; khắc phục những hạn chế tồn tại của hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật, nâng cao tính khoa học, tính thuyết phục, góp phần hướng dẫn, điều chỉnh sáng tác, phê bình văn nghệ; đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động công bố, giới thiệu, truyền bá các sản phẩm có giá trị, có tác dụng tốt ở trong và ngoài nước.
Hội đồng triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị về “tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, tổ chức nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc thành quả lý luận văn học, nghệ thuật của ông cha ta và của thế giới; vận dụng sáng tạo, làm phong phú lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện đại; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho mọi năng lực sáng tạo có cơ hội phát huy, phát triển, khích lệ những tìm tòi, tôn trọng những ý kiến khác nhau về lý luận và phê bình văn nghệ vì lợi ích chung và sự phát triển lành mạnh của văn nghệ.
Đồng chí Lê Hồng Anh lưu ý, Hội đồng cần củng cố, đổi mới hoạt động nhằm nâng cao khả năng tập hợp, động viên phát huy tiềm năng sáng tạo và phát triển đội ngũ các nhà lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; làm tốt vai trò tập hợp, đoàn kết, phát huy tính chủ động, tích cực xã hội và tài năng sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ, đội ngũ lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật./.
Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (29/01/2015)
Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (29/01/2015)
Việt Nam - Nga: Mối quan hệ gắn bó đặc biệt  (29/01/2015)
Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của các triều đại phong kiến Việt Nam qua nghiên cứu luật “hồi tỵ”  (29/01/2015)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên