Nhật Bản và Mỹ nối lại đàm phán song phương về TPP
Theo hãng tin Kyodo, các quan chức thương mại Nhật Bản và Mỹ ngày 14-01 đã nối lại các cuộc đàm phán song phương về những vấn đề liên quan đến việc mở cửa thị trường nông sản và ô tô trong khuôn khổ đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Vòng đàm phán lần này diễn ra sau khi các nước tham gia đàm phán TPP không đạt được bước tiến tại hội nghị cấp cao diễn ra ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tháng 11-2014. Những bất đồng giữa Mỹ và Nhật Bản, hai nền kinh tế lớn nhất trong TPP là nguyên nhân kéo lùi tiến trình đàm phán chung.
Theo kế hoạch, tại vòng đàm phán, Phó Đại diện thường trực thương mại Mỹ Wendy Cutler và Phó Trưởng đoàn đàm phán Nhật Bản Hiroshi Oe sẽ thảo luận về mức thuế của Nhật Bản đánh vào thịt lợn và thịt bò, cũng như tác động của các biện pháp bảo hộ đối với việc nhập khẩu hai mặt hàng này sau khi TPP được ký kết.
Ngoài ra, hai bên cũng sẽ thảo luận về những bất đồng liên quan đến hàng rào thuế quan của Mỹ đối với các linh kiện và phụ tùng ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản, và việc dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan đối với ngành sản xuất ô tô của Nhật Bản. Hiện chưa rõ thời gian hai bên sẽ kết thúc vòng đàm phán lần này.
Trong tuyên bố đưa ra đầu tháng này, Bộ trưởng Kinh tế và Chính sách Tài chính Nhật Bản Akira Amira bày tỏ hy vọng hai nước có thể tiến hành đàm phán cấp bộ trưởng vào đầu mùa Xuân tới để có thể ký kết TPP trước khi nước Mỹ bước vào chiến dịch vận động tranh cử cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Ông Amira nhấn mạnh việc đạt được thoả thuận song phương giữa Tokyo và Washington là điều kiện tiên quyết cho việc ký kết hiệp định kinh tế tham vọng xuyên Thái Bình Dương.
Ở các vòng đàm phán trước đó, Mỹ liên tục hối thúc Nhật Bản mở rộng cửa thị trường nông sản, trong khi Tokyo muốn duy trì hàng rào thuế quan đối với các mặt hàng nông sản trong nước như lúa gạo, lúa mỳ, thịt bò, thịt lợn, đường, sữa.
Đàm phán TPP được khởi động từ năm 2005 và đến nay đã thu hút sự tham gia của 12 nước, gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam.
Các nước này đang nỗ lực hướng tới việc ký kết thoả thuận trong thời gian sớm nhất, sau khi đã bỏ lỡ hạn chót đặt ra cuối năm 2013. Việc giải quyết bất đồng giữa hai nền kinh tế lớn nhất là Mỹ và Nhật Bản có vai trò quan trọng để thúc đẩy các cuộc đàm phán nói chung.
Theo tính toán, một khi được ký kết, TPP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới./.
Chủ tịch nước thăm các mô hình nông nghiệp hiện đại ở Hà Nam  (14/01/2015)
Những tín hiệu khả quan cho tăng trưởng kinh tế châu Á trong năm 2015  (14/01/2015)
Chính phủ Việt Nam ủng hộ hợp tác Quốc phòng Việt Nam - Thái Lan  (14/01/2015)
Khởi động chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam  (14/01/2015)
Thêm phụ cấp cho nhà giáo dạy người khuyết tật, nghề đặc thù  (14/01/2015)
Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2015  (14/01/2015)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay