Vùng Tây Bắc thu hút 1,73 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
16:27, ngày 09-01-2015
Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến đầu năm 2015, vùng Tây Bắc có 106 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng số vốn là 1,73 tỷ USD.
Vốn FDI trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 68 dự án, tổng vốn đầu tư 90,5 triệu USD, (chiếm 78% vốn đầu tư); tiếp theo là lĩnh vực khai khoáng với 3 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 151,5 triệu USD (chiếm 27,5% vốn đầu tư); đứng thứ ba là lĩnh vực nghệ thuật vui chơi giải trí với 3 dự án 86 triệu USD, chiếm 5% vốn đầu tư.
Đã có 18 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc, trong đó dẫn đầu là các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc với 40 dự án, tổng vốn đầu tư là 890 triệu USD (chiếm 51,4% tổng vốn đầu tư ), tiếp theo là các đối tác Nhật Bản, Australia với số vốn lần lượt là 147,8 triệu USD và 136 triệu USD.
Trong số 6 địa phương vùng Tây Bắc, dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài là Lào Cai với 35 dự án, tổng số vốn đầu tư đăng ký là 875 triệu USD (chiếm 50,5% tổng vốn đầu tư ), tiếp theo là Hòa Bình với 33 dự án, tổng số vốn đầu tư đăng ký là 435,4 triệu USD; Sơn La có 10 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 280 triệu USD; Yên Bái có 23 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 137,6 triệu USD; Lai Châu với 5 dự án với tổng số vốn là 4 triệu USD; cuối cùng là tỉnh Điện Biên có 1 dự án với tổng số vốn 129.000 USD nhưng chuyển đổi thành đầu tư trong nước.
Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá, vùng Tây Bắc là địa bàn có địa hình núi cao, giao thông đi lại giữa các địa phương còn nhiều khó khăn, bất cập về cơ sở hạ tầng giao thông đang là một rào cản lớn đối với môi trường đầu tư tại vùng, làm tăng chi phí sản phẩm, giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc này cũng gây khó khăn và làm ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào vùng./.
Đã có 18 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc, trong đó dẫn đầu là các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc với 40 dự án, tổng vốn đầu tư là 890 triệu USD (chiếm 51,4% tổng vốn đầu tư ), tiếp theo là các đối tác Nhật Bản, Australia với số vốn lần lượt là 147,8 triệu USD và 136 triệu USD.
Trong số 6 địa phương vùng Tây Bắc, dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài là Lào Cai với 35 dự án, tổng số vốn đầu tư đăng ký là 875 triệu USD (chiếm 50,5% tổng vốn đầu tư ), tiếp theo là Hòa Bình với 33 dự án, tổng số vốn đầu tư đăng ký là 435,4 triệu USD; Sơn La có 10 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 280 triệu USD; Yên Bái có 23 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 137,6 triệu USD; Lai Châu với 5 dự án với tổng số vốn là 4 triệu USD; cuối cùng là tỉnh Điện Biên có 1 dự án với tổng số vốn 129.000 USD nhưng chuyển đổi thành đầu tư trong nước.
Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá, vùng Tây Bắc là địa bàn có địa hình núi cao, giao thông đi lại giữa các địa phương còn nhiều khó khăn, bất cập về cơ sở hạ tầng giao thông đang là một rào cản lớn đối với môi trường đầu tư tại vùng, làm tăng chi phí sản phẩm, giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc này cũng gây khó khăn và làm ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào vùng./.
Một dấu ấn lịch sử trong quan hệ Mỹ - Cu-ba (09/01/2015)
Ra mắt Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (09/01/2015)
- Thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới
- Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 với các lực lượng khác trong bảo đảm an ninh môi trường khu vực ven biển
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam