FAO: Giá lương thực toàn cầu suy giảm năm thứ ba liên tiếp
16:27, ngày 09-01-2015
Chỉ số giá lương thực toàn cầu theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đã giảm trong cả năm 2014, đánh dấu sự suy giảm năm thứ ba liên tiếp.
Sau 3 tháng ổn định, chỉ số giá lương thực toàn cầu đã giảm 1,7% vào tháng 12-2014 do nguồn cung dồi dào, đồng USD mạnh lên trong khi giá dầu giảm mạnh.
Chỉ số này của FAO theo dõi giá của các loại lương thực như ngũ cốc, thịt, các sản phẩm liên quan đến sữa, dầu thực vật và đường trên thị trường quốc tế. Tính chung cả năm 2014, chỉ số này đạt mức trung bình 202 điểm, giảm 3,7% so với năm 2013.
Giá thịt tháng 12-2014 đã giảm 1,9% so với tháng trước đó do đồng USD mạnh hơn tác động đến giá thịt bò và cừu nhập từ châu Đại Dương và thịt lợn nhập từ châu Âu.
Tuy nhiên, tính chung cả năm 2014, giá các loại thịt vẫn tăng tới 8,1%. Chỉ số giá đường đã giảm 4,8%, xuống còn 219 điểm vào tháng 12-2014, chủ yếu do nguồn cung dư thừa và giá dầu thô giảm khiến nhu cầu đường để sản xuất ethanol ít đi.
Giá dầu thô giảm cũng tác động tiêu cực tới các loại hàng hóa được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học như mía đường và dầu cọ.
Giá ngũ cốc cũng giảm tới 12,5% trong cả năm 2014 do sản lượng tăng cao kỷ lục, trong khi giá sữa cũng ở mức thấp nhất kể từ năm 2009 do nhu cầu nhập khẩu sụt giảm từ Trung Quốc và Nga. Sự suy giảm mạnh nhất được chứng kiến đối với các mặt hàng sữa bột, bơ và pho mát./.
Chỉ số này của FAO theo dõi giá của các loại lương thực như ngũ cốc, thịt, các sản phẩm liên quan đến sữa, dầu thực vật và đường trên thị trường quốc tế. Tính chung cả năm 2014, chỉ số này đạt mức trung bình 202 điểm, giảm 3,7% so với năm 2013.
Giá thịt tháng 12-2014 đã giảm 1,9% so với tháng trước đó do đồng USD mạnh hơn tác động đến giá thịt bò và cừu nhập từ châu Đại Dương và thịt lợn nhập từ châu Âu.
Tuy nhiên, tính chung cả năm 2014, giá các loại thịt vẫn tăng tới 8,1%. Chỉ số giá đường đã giảm 4,8%, xuống còn 219 điểm vào tháng 12-2014, chủ yếu do nguồn cung dư thừa và giá dầu thô giảm khiến nhu cầu đường để sản xuất ethanol ít đi.
Giá dầu thô giảm cũng tác động tiêu cực tới các loại hàng hóa được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học như mía đường và dầu cọ.
Giá ngũ cốc cũng giảm tới 12,5% trong cả năm 2014 do sản lượng tăng cao kỷ lục, trong khi giá sữa cũng ở mức thấp nhất kể từ năm 2009 do nhu cầu nhập khẩu sụt giảm từ Trung Quốc và Nga. Sự suy giảm mạnh nhất được chứng kiến đối với các mặt hàng sữa bột, bơ và pho mát./.
Một dấu ấn lịch sử trong quan hệ Mỹ - Cu-ba  (09/01/2015)
Ra mắt Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia  (09/01/2015)
Công tác vận động nhân dân của Đảng qua gần 30 năm đổi mới: Những kết quả chủ yếu, bài học kinh nghiệm và vấn đề đặt ra  (09/01/2015)
Công tác vận động nhân dân của Đảng qua gần 30 năm đổi mới: Những kết quả chủ yếu, bài học kinh nghiệm và vấn đề đặt ra  (09/01/2015)
Ngày làm việc thứ tư Hội nghị Trung ương 10 khóa XI  (08/01/2015)
Thủ tướng điều động cán bộ lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Ngoại giao  (08/01/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên