Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 5: Thông qua Tuyên bố chung, công bố Kế hoạch thực hiện GMS
Thảo luận tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo cho rằng, GMS đang đứng trước những thách thức lớn bao gồm: khoảng cách phát triển giữa các quốc gia, mức độ hội nhập quốc tế, vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.
Để giải quyết các thách thức này, các nhà lãnh đạo nhất trí: thực hiện Khung Đầu tư (RIF) giai đoạn 2014-2018; gắn kết hợp tác GMS với chiến lược phát triển quốc gia mỗi nước; thực hiện Chiến lược và Chương trình hành động về các hành lang kinh tế GMS; xây dựng Chương trình hoạt động tổng thể về tạo thuận lợi cho giao thông và thương mại; thúc đẩy sự phát triển của khu vực, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt trong ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai và bảo vệ và phát triển hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực.
Các nhà Lãnh đạo GMS cũng đã trao đổi về khả năng hợp tác giữa GMS với các sáng kiến tiểu vùng khác và việc huy động nguồn lực cho các dự án trong Khung Đầu tư khu vực (RIF).
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung và công bố các tài liệu về Kế hoạch thực hiện Khung Đầu tư khu vực GMS (RIF) giai đoạn 2014-2018; tài liệu về thành lập Trung tâm Điều phối điện khu vực (RPCC); tài liệu về thành lập Hiệp hội đường sắt GMS; báo cáo rà soát Chiến lược giao thông GMS (2006-2015).
Hội nghị cũng nhất trí tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 5 tại Việt Nam vào năm 2017.
Thảo luận tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề xuất 4 định hướng cho hợp tác GMS trong thời gian tới bao gồm: đảm bảo sự cân bằng giữa ba yếu tố kinh tế-con người-môi trường trong hợp tác GMS; cần sự chân thành và thực tâm hợp tác giữa các nước thành viên để tạo dựng tinh thần cộng đồng GMS; tiến tới hình thành cơ chế hợp tác mở để tranh thủ thế mạnh của các đối tác phát triển và huy động thêm nguồn lực cho các dự án GMS; khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, thế hệ trẻ tham gia tích cực vào hợp tác GMS.
Các đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được hội nghị đánh giá cao.
Bên lề hội nghị, trong ngày 19-12 đã diễn ra các Diễn đàn Đầu tư GMS, Diễn đàn Kinh doanh GMS, Diễn đàn Thanh niên, Cuộc họp các Đối tác phát triển với sự tham dự của đại diện doanh nghiệp, các nhà đầu tư, đối tác phát triển, quan chức cấp cao GMS, đại diện thanh niên các nước GMS và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Các Diễn đàn đều nhấn mạnh đến các thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu mà khu vực đang phải đối mặt và kêu gọi các Chính phủ tăng cường hơn nữa hợp tác để ứng phó với các thách thức này.
Chiều cùng ngày, trước khi lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự lễ khai trương chính thức Liên doanh Vietjet-Thái Lan, tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Thái Lan-Việt Nam Prachuop Chayasan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Amata Vikrom Kromadit.
Thủ tướng cũng đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Thái Lan PTT Piyasvasti Amrannand, lãnh đạo tập đoàn CG (Central Group) và thăm cán bộ Đại Sứ quán Việt Nam tại Thái Lan./.
Chủ tịch nước dự lễ động thổ Dự án xây dựng Đại học Việt-Nhật  (20/12/2014)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Giáng sinh 2014  (20/12/2014)
Xứng đáng là chỗ dựa vững chắc của Đảng, nhân dân  (20/12/2014)
Xứng đáng là chỗ dựa vững chắc của Đảng, nhân dân  (20/12/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên