Hội thảo tham vấn xây dựng Báo cáo đánh giá Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
TCCSĐT - Ngày 18-12-2014, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng Báo cáo đánh giá Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thuộc khuôn khổ dự án “Xây dựng ứng phó quốc gia với bạo lực gia đình” giai đoạn 2012 - 2016.
Tham dự Hội thảo có các đại biểu đại diện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam và các bộ, ban, ngành trung ương, các chuyên gia tư vấn, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình cùng các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương...
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Hoa Hữu Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nêu rõ, bạo lực với phụ nữ (VAW) đã và đang được công nhận là vấn đề nghiêm trọng trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ về thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực chống lại phụ nữ qua việc phê chuẩn một số điều ước quốc tế về quyền con người cơ bản, gồm Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR), Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD), Công ước quốc tế về xóa bỏ tất các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) và Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC). Việt Nam cũng đã ban hành Luật Bình đẳng giới (năm 2006), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (năm 2007).
Tuy nhiên, dù đã có cam kết cơ bản về luật pháp và chính sách để đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình, nhưng ở nước ta vẫn còn tồn tại những khoảng trống giữa khuôn khổ pháp lý với việc thực hiện luật pháp và chính sách ở tất cả các cấp trên thực tế. Kiến thức và thông tin về bạo lực gia đình trong các bên liên quan còn rất hạn chế. Kết quả Báo cáo nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình tại Việt Nam năm 2010 cho thấy có đến 34% số phụ nữ đã kết hôn cho biết đã bị chồng bạo lực về thể chất và/hoặc tinh thần, 54% số phụ nữ đã bị lạm dụng tình cảm, khoảng 87% nạn nhân bạo lực gia đình là phụ nữ chưa tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ công.
Những phân tích gần đây cho thấy có những khoảng trống và điểm yếu trong việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các chính sách có liên quan, gồm cả việc thiếu nhận thức về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ở một số người có trách nhiệm thực hiện quyền và những người được hưởng quyền; một số trường hợp xử lý chưa mạnh mẽ; thiếu vắng những dịch vụ sẵn có và dễ tiếp cận cho nạn nhân của bạo lực gia đình.
Chính vì vậy, Hội thảo được tổ chức với mục tiêu đề ra là tham vấn các bên có liên quan để thống nhất về Đề xuất kỹ thuật đánh giá 6 năm thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Dự kiến báo cáo đánh giá này sẽ được hoàn tất vào tháng 7 - 2015, qua đó, hướng tới việc tiếp tục thực hiện tốt hơn Chương trình Hành động quốc gia về Phòng, chống bạo lực gia đình tới năm 2020 đã được Chính Phủ phê duyệt trong tháng 02-2014; đồng thời góp phần vào những khuyến nghị nhằm bổ sung, điều chỉnh Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Hội thảo đã nghe ông Vũ Ngọc Bình, chuyên gia tư vấn của UNFPA trình bày Đề xuất kỹ thuật đánh giá thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, mục tiêu hướng tới đánh giá hiệu quả việc thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình kể từ khi ban hành đến nay, xem xét sự phù hợp của Luật với các văn bản pháp luật và chính sách khác của Việt Nam với phương cách tiếp cận quyền con người. Chuyên gia tư vấn cũng nêu ra các tiêu chí đánh giá dựa trên sự phù hợp và tính hiệu quả của Luật, ma trận đánh giá, phương pháp nghiên cứu sơ bộ tài liệu, xem xét, đánh giá Luật và những dự liệu thứ cấp, thu thập số liệu; đồng thời chỉ ra lịch trình đánh giá cụ thể.
Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến tham gia xây dựng Đề xuất kỹ thuật đánh giá thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình với các nội dung xoay quanh các vấn đề về mục tiêu, phương pháp, tiêu chí, lộ trình đánh giá, vai trò và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình đánh giá. Nhiều đại biểu cho rằng, cần chỉ ra mục đích cuối cùng của việc đánh giá là hướng tới việc thực thi hiệu quả Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nhằm giảm thiểu tối đa các hành vi bạo lực gia đình. Có đại biểu cũng đề xuất các cơ quan nhà nước cần bố trí nhiều nguồn lực cho việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cũng như đánh giá các nghị định, thông tư giúp thực thi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiệu quả hơn; cần so sánh và học tập kinh nghiệm việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ở các nước trong khối ASEAN; cần khái quát được khung đánh giá, cụ thể hóa các đối tượng tham gia tư vấn ở các địa phương. Nhiều đại biểu có khuyến nghị có thể thay đổi một vài điểm ở Luật cho phù hợp với thực tiễn trong tương quan với các bộ luật khác như Luật Hình sự…./.
QE khép lại, một kỷ nguyên mới mở ra cho kinh tế Mỹ  (18/12/2014)
Liên hợp quốc đề ra 4 mục tiêu trong Chương trình hành động năm 2015  (18/12/2014)
Binh chủng Tăng - Thiết giáp: Khánh thành và bàn giao 4 nhà tình nghĩa tại Quảng Trị  (18/12/2014)
Binh chủng Tăng - Thiết giáp: Khánh thành và bàn giao 4 nhà tình nghĩa tại Quảng Trị  (18/12/2014)
Dư luận hoan nghênh quyết định bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cuba  (18/12/2014)
Hoạt động trong nước kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam  (18/12/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên