Quốc hội thông qua nhiều đạo luật quan trọng
23:10, ngày 26-11-2014
TCCSĐT - Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 26-11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường, biểu quyết thông qua dự thảo nhiều đạo luật quan trọng; thảo luận về dự án Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi) và dự án Luật An toàn vệ sinh lao động.
Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật đầu tư (sửa đổi)
Với 84,91% đại biểu Quốc hội tán thành, dự thảo Luật đầu tư (sửa đổi) với 7 chương và 76 điều đã được biểu quyết thông qua tại phiên làm việc buổi sáng.
Trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Luật đầu tư (sửa đổi), Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã làm rõ hơn một số vấn đề qua thảo luận còn ý kiến khác nhau.
Về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh (Điều 6), có ý kiến đề nghị không quy định cấm mua bán người và bộ phận cơ thể người tại Luật này vì đã được quy định tại Luật phòng chống mua bán người.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết theo giải trình tại báo cáo số 767/BC-UBTVQH13 ngày 4-11-2014, trên cơ sở kết quả rà soát số lượng ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh hiện hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và thống nhất với các bộ, ngành hữu quan thu hẹp từ 51 lĩnh vực, ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ xuống còn 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh như quy định tại Điều 6 của dự thảo Luật.
Tất cả 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều này đều đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nhưng được tổng hợp trong Luật đầu tư để làm rõ hơn quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân. Do vậy, đề nghị giữ nguyên quy định về cấm mua bán người và bộ phận cơ thể người tại luật này.
Về đề nghị bổ sung nội dung cấm buôn bán, kinh doanh chất phóng xạ, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết theo quy định của Luật năng lượng nguyên tử, một số cơ quan, tổ chức vẫn được xuất, nhập khẩu và vận chuyển vật liệu phóng xạ (trong đó có chất phóng xạ) sau khi được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Do vậy, nội dung này được tiếp thu, bổ sung vào danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, điều kiện kinh doanh là các yêu cầu cần thiết để bảo đảm cho hoạt động bình thường mà không bị pháp luật cấm; còn các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được hiểu là hạn chế quyền tự do đầu tư kinh doanh, do đó cần quy định trong Luật nhằm bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng như tại Điều 7 của dự thảo Luật.
Để tăng cường tính công khai minh bạch của các chính sách pháp luật tạo điều kiện cho nhà đầu tư tự quyết định hoạt động của mình, dự thảo Luật đã quy định rõ các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục 4 kèm theo.
Ngoài ra, các khoản 4, 5 và 6 của Điều 7 dự thảo Luật cũng đã quy định nguyên tắc về điều kiện đầu tư kinh doanh của ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải bảo đảm tính minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian và chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
Quy định mang tính nguyên tắc về doanh nghiệp xã hội trong Luật doanh nghiệp (sửa đổi)
Luật doanh nghiệp (sửa đổi) gồm 10 chương, 213 điều đã được Quốc hội biểu quyết thông qua với 85,51% đại biểu tán thành.
Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã làm rõ thêm về một số vấn đề qua thảo luận vẫn còn ý kiến. Về áp dụng Luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành (Điều 3), có ý kiến đề nghị ưu tiên áp dụng Luật doanh nghiệp so với luật chuyên ngành, trừ những trường hợp ngoại lệ và chỉ đối với Luật chứng khoán, Luật tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật dầu khí; bỏ quy định tại Điều này vì việc áp dụng pháp luật đã được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Vấn đề này Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết ngoài Luật chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật dầu khí, một số doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác cũng có đặc thù về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và các hoạt động khác có liên quan, như: hàng không dân dụng, xuất bản, báo chí, giáo dục, luật sư, công chứng… chưa kể các luật cũng đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. Việc liệt kê hết các Luật chuyên ngành được áp dụng quy định đặc thù sẽ không đầy đủ.
Vì vậy, đề nghị Quốc hội cho giữ như quy định của dự án Luật đã trình; đồng thời, trong quá trình dự thảo, thẩm tra và ban hành luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan soạn thảo, thẩm tra nghiên cứu, xem xét, chỉnh lý các dự án Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua, bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Đối với doanh nghiệp xã hội (Điều 10) có ý kiến đề nghị bổ sung định nghĩa doanh nghiệp xã hội vào Điều 4 về Giải thích từ ngữ, bổ sung một Chương quy định về doanh nghiệp xã hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội có quan điểm, doanh nghiệp xã hội không phải là một loại hình doanh nghiệp đặc thù riêng mà cũng giống như doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp xã hội vẫn tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn… chỉ phân biệt ở mục đích phân phối và sử dụng lợi nhuận.
Các tiêu chí xác định doanh nghiệp xã hội là căn cứ quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chí; nội dung này gắn liền với quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội. Dự án Luật trình Quốc hội chỉ quy định những nội dung mang tính nguyên tắc về doanh nghiệp xã hội để ghi nhận về mặt pháp lý sự tồn tại của doanh nghiệp xã hội, làm cơ sở để ban hành các văn bản quy định chi tiết, sau quá trình hoạt động thực tiễn ổn định sẽ quy định cụ thể hơn trong Luật.
Về đề nghị bổ sung nội dung về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với nông thôn mới trong khái niệm về doanh nghiệp xã hội , Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật, có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, gắn với nông dân, nông thôn mới đáp ứng các tiêu chí trên đây là doanh nghiệp xã hội, sẽ được hưởng ưu đãi, khuyến khích theo quy định.
Tăng cường giám sát việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Với 423 đại biểu tán thành (chiếm 85,11%), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Luật gồm 10 chương 66 điều, quy định việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và giám sát việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đối tượng áp dụng của Luật là đại diện chủ sở hữu nhà nước; doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều chỉnh lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã được 366 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua (chiếm 73,64%). Theo đó, Luật chưa bổ sung mặt hàng kinh doanh game online, mặt hàng kinh doanh trò chơi bình chọn, dự báo kết quả, trò chơi có thưởng thông qua nhắn tin, nước ngọt có ga vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Về thuế suất, Luật quy định việc điều chỉnh lộ trình thực hiện đối với bia bắt đầu từ ngày 1-1-2016 và bổ sung lộ trình thực hiện đối với rượu, cụ thể như sau:
- Đối với rượu trên 20 độ, áp dụng thuế suất 55% từ ngày 1-1-2016, 60% từ ngày 1-1-2017 và 65% từ ngày 1-1-2018.
- Đối với rượu dưới 20 độ, áp dụng thuế suất 30% từ ngày 1-1-2016 và 35% từ ngày 1-1-2018...
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2016. Theo đó, thời điểm thực hiện đối với các mặt hàng chịu thuế từ ngày 1-7-2015 sẽ chuyển sang thực hiện từ ngày 1-1-2016.
Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Thuế với 425 đại biểu tán thành (chiếm 85,51%).
Việc sửa đổi, bổ sung này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư; giảm bớt khó khăn về vốn, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp từng bước phục hồi và phát triển sản xuất - kinh doanh, góp phần tăng thu ngân sách trong dài hạn.
Luật quy định áp dụng thuế suất ưu đãi 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tài nguyên, Luật quy định "miễn thuế đối với nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt"...
Cho ý kiến dự án Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi) và dự án Luật An toàn vệ sinh lao động
Thảo luận dự án Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi), nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội tán thành với việc cần thiết sửa đổi Luật kiểm toán Nhà nước nhằm cụ thể hóa các quy định về Kiểm toán Nhà nước và Tổng Kiểm toán Nhà nước trong Hiến pháp năm 2013; tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước theo yêu cầu Hiến pháp; bảo đảm thiết chế Kiểm toán Nhà nước có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
Nhiều đại biểu tán thành với việc dự thảo bổ sung vào phạm vi điều chỉnh nội dung: “trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đối với hoạt động kiểm toán Nhà nước”.
Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước có đối tượng và phạm vi rộng, bao gồm mọi cơ quan, tổ chức quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công. Do vậy, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương và đơn vị được kiểm toán có vai trò quan trọng, tạo điều kiện cho Kiểm toán Nhà nước nâng cao chất lượng kiểm toán, phục vụ và đáp ứng tốt yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan quản lý và các địa phương, đơn vị được kiểm toán.
Mặt khác, hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước chỉ thực sự có hiệu lực, hiệu quả khi kết quả kiểm toán và những kiến nghị kiểm toán được các cơ quan có thẩm quyền và đơn vị được kiểm toán sử dụng, khai thác thích hợp, hiệu quả.
Một số ý kiến đề nghị quy định thời hạn tối đa đối với một cuộc kiểm toán để bảo đảm minh bạch, tạo thuận lợi, chủ động cho các đơn vị được kiểm toán, tránh kéo dài gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán.
Về công khai báo cáo của cuộc kiểm toán (Điều 58), ngoài các báo cáo kiểm toán trong lĩnh vực bảo mật, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán sau khi phát hành phải công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Thảo luận về nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước và Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, nhiều ý kiến đề nghị quy định: “Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội; khi hết nhiệm kỳ, Tổng Kiểm toán Nhà nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước”. Nhiệm kỳ của Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước là 5 năm.
Tuy nhiên cũng có ý kiến đề nghị giữ nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước và Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước là 7 năm như Luật hiện hành để tăng tính độc lập trong chỉ đạo hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.
Cuối giờ chiều, Quốc hội thảo luận về dự án Luật An toàn vệ sinh lao động. Các đại biểu Quốc hội tán thành quan điểm của Chính phủ về việc xây dựng và ban hành Luật.
Vấn đề an toàn và sức khỏe người lao động là một trong những yếu tố quan trọng đối với mục tiêu việc làm bền vững; đồng thời, việc ban hành Luật sẽ góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới về công tác an toàn vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, bảo đảm quyền được làm việc trong môi trường an toàn của công dân tại Điều 35 và Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động tại Điều 57 của Hiến pháp cũng như thực hiện các công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam là thành viên.
Đa số các đại biểu tán thành với việc mở rộng đối tượng áp dụng Luật An toàn vệ sinh lao động cho tất cả người lao động (trong khu vực có quan hệ lao động và khu vực không có quan hệ lao động) vì đây là khu vực tiềm ẩn nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp, mất vệ sinh, an toàn lao động.
Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng các quy định về an toàn vệ sinh lao động còn mang tính rải rác, cần quy định rõ trong chương riêng để mang tính khả thi.
Nhiều đại biểu nhất trí với việc quy định thanh tra chuyên ngành an toàn vệ sinh lao động ở ba cấp: Trung ương, tỉnh, và huyện; đồng thời cho rằng đây là quy định quan trọng nhằm đảm bảo thực thi giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một cách hữu hiệu, đảm bảo xử lý nhanh khi có tai nạn xảy ra. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cần quy định cho rõ ràng chặt chẽ để tránh phình bộ máy biên chế.
Cũng trong phiên làm việc, các đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận về chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc tổ chức thống kê, báo cáo các vụ tai nạn lao động xảy ra trong khu vực không có quan hệ lao động./.
Với 84,91% đại biểu Quốc hội tán thành, dự thảo Luật đầu tư (sửa đổi) với 7 chương và 76 điều đã được biểu quyết thông qua tại phiên làm việc buổi sáng.
Trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Luật đầu tư (sửa đổi), Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã làm rõ hơn một số vấn đề qua thảo luận còn ý kiến khác nhau.
Về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh (Điều 6), có ý kiến đề nghị không quy định cấm mua bán người và bộ phận cơ thể người tại Luật này vì đã được quy định tại Luật phòng chống mua bán người.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết theo giải trình tại báo cáo số 767/BC-UBTVQH13 ngày 4-11-2014, trên cơ sở kết quả rà soát số lượng ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh hiện hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và thống nhất với các bộ, ngành hữu quan thu hẹp từ 51 lĩnh vực, ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ xuống còn 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh như quy định tại Điều 6 của dự thảo Luật.
Tất cả 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều này đều đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nhưng được tổng hợp trong Luật đầu tư để làm rõ hơn quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân. Do vậy, đề nghị giữ nguyên quy định về cấm mua bán người và bộ phận cơ thể người tại luật này.
Về đề nghị bổ sung nội dung cấm buôn bán, kinh doanh chất phóng xạ, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết theo quy định của Luật năng lượng nguyên tử, một số cơ quan, tổ chức vẫn được xuất, nhập khẩu và vận chuyển vật liệu phóng xạ (trong đó có chất phóng xạ) sau khi được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Do vậy, nội dung này được tiếp thu, bổ sung vào danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, điều kiện kinh doanh là các yêu cầu cần thiết để bảo đảm cho hoạt động bình thường mà không bị pháp luật cấm; còn các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được hiểu là hạn chế quyền tự do đầu tư kinh doanh, do đó cần quy định trong Luật nhằm bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng như tại Điều 7 của dự thảo Luật.
Để tăng cường tính công khai minh bạch của các chính sách pháp luật tạo điều kiện cho nhà đầu tư tự quyết định hoạt động của mình, dự thảo Luật đã quy định rõ các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục 4 kèm theo.
Ngoài ra, các khoản 4, 5 và 6 của Điều 7 dự thảo Luật cũng đã quy định nguyên tắc về điều kiện đầu tư kinh doanh của ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải bảo đảm tính minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian và chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
Quy định mang tính nguyên tắc về doanh nghiệp xã hội trong Luật doanh nghiệp (sửa đổi)
Luật doanh nghiệp (sửa đổi) gồm 10 chương, 213 điều đã được Quốc hội biểu quyết thông qua với 85,51% đại biểu tán thành.
Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã làm rõ thêm về một số vấn đề qua thảo luận vẫn còn ý kiến. Về áp dụng Luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành (Điều 3), có ý kiến đề nghị ưu tiên áp dụng Luật doanh nghiệp so với luật chuyên ngành, trừ những trường hợp ngoại lệ và chỉ đối với Luật chứng khoán, Luật tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật dầu khí; bỏ quy định tại Điều này vì việc áp dụng pháp luật đã được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Vấn đề này Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết ngoài Luật chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật dầu khí, một số doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác cũng có đặc thù về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và các hoạt động khác có liên quan, như: hàng không dân dụng, xuất bản, báo chí, giáo dục, luật sư, công chứng… chưa kể các luật cũng đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. Việc liệt kê hết các Luật chuyên ngành được áp dụng quy định đặc thù sẽ không đầy đủ.
Vì vậy, đề nghị Quốc hội cho giữ như quy định của dự án Luật đã trình; đồng thời, trong quá trình dự thảo, thẩm tra và ban hành luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan soạn thảo, thẩm tra nghiên cứu, xem xét, chỉnh lý các dự án Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua, bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Đối với doanh nghiệp xã hội (Điều 10) có ý kiến đề nghị bổ sung định nghĩa doanh nghiệp xã hội vào Điều 4 về Giải thích từ ngữ, bổ sung một Chương quy định về doanh nghiệp xã hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội có quan điểm, doanh nghiệp xã hội không phải là một loại hình doanh nghiệp đặc thù riêng mà cũng giống như doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp xã hội vẫn tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn… chỉ phân biệt ở mục đích phân phối và sử dụng lợi nhuận.
Các tiêu chí xác định doanh nghiệp xã hội là căn cứ quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chí; nội dung này gắn liền với quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội. Dự án Luật trình Quốc hội chỉ quy định những nội dung mang tính nguyên tắc về doanh nghiệp xã hội để ghi nhận về mặt pháp lý sự tồn tại của doanh nghiệp xã hội, làm cơ sở để ban hành các văn bản quy định chi tiết, sau quá trình hoạt động thực tiễn ổn định sẽ quy định cụ thể hơn trong Luật.
Về đề nghị bổ sung nội dung về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với nông thôn mới trong khái niệm về doanh nghiệp xã hội , Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật, có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, gắn với nông dân, nông thôn mới đáp ứng các tiêu chí trên đây là doanh nghiệp xã hội, sẽ được hưởng ưu đãi, khuyến khích theo quy định.
Tăng cường giám sát việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Với 423 đại biểu tán thành (chiếm 85,11%), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Luật gồm 10 chương 66 điều, quy định việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và giám sát việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đối tượng áp dụng của Luật là đại diện chủ sở hữu nhà nước; doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều chỉnh lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã được 366 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua (chiếm 73,64%). Theo đó, Luật chưa bổ sung mặt hàng kinh doanh game online, mặt hàng kinh doanh trò chơi bình chọn, dự báo kết quả, trò chơi có thưởng thông qua nhắn tin, nước ngọt có ga vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Về thuế suất, Luật quy định việc điều chỉnh lộ trình thực hiện đối với bia bắt đầu từ ngày 1-1-2016 và bổ sung lộ trình thực hiện đối với rượu, cụ thể như sau:
- Đối với rượu trên 20 độ, áp dụng thuế suất 55% từ ngày 1-1-2016, 60% từ ngày 1-1-2017 và 65% từ ngày 1-1-2018.
- Đối với rượu dưới 20 độ, áp dụng thuế suất 30% từ ngày 1-1-2016 và 35% từ ngày 1-1-2018...
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2016. Theo đó, thời điểm thực hiện đối với các mặt hàng chịu thuế từ ngày 1-7-2015 sẽ chuyển sang thực hiện từ ngày 1-1-2016.
Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Thuế với 425 đại biểu tán thành (chiếm 85,51%).
Việc sửa đổi, bổ sung này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư; giảm bớt khó khăn về vốn, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp từng bước phục hồi và phát triển sản xuất - kinh doanh, góp phần tăng thu ngân sách trong dài hạn.
Luật quy định áp dụng thuế suất ưu đãi 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tài nguyên, Luật quy định "miễn thuế đối với nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt"...
Cho ý kiến dự án Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi) và dự án Luật An toàn vệ sinh lao động
Thảo luận dự án Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi), nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội tán thành với việc cần thiết sửa đổi Luật kiểm toán Nhà nước nhằm cụ thể hóa các quy định về Kiểm toán Nhà nước và Tổng Kiểm toán Nhà nước trong Hiến pháp năm 2013; tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước theo yêu cầu Hiến pháp; bảo đảm thiết chế Kiểm toán Nhà nước có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
Nhiều đại biểu tán thành với việc dự thảo bổ sung vào phạm vi điều chỉnh nội dung: “trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đối với hoạt động kiểm toán Nhà nước”.
Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước có đối tượng và phạm vi rộng, bao gồm mọi cơ quan, tổ chức quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công. Do vậy, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương và đơn vị được kiểm toán có vai trò quan trọng, tạo điều kiện cho Kiểm toán Nhà nước nâng cao chất lượng kiểm toán, phục vụ và đáp ứng tốt yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan quản lý và các địa phương, đơn vị được kiểm toán.
Mặt khác, hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước chỉ thực sự có hiệu lực, hiệu quả khi kết quả kiểm toán và những kiến nghị kiểm toán được các cơ quan có thẩm quyền và đơn vị được kiểm toán sử dụng, khai thác thích hợp, hiệu quả.
Một số ý kiến đề nghị quy định thời hạn tối đa đối với một cuộc kiểm toán để bảo đảm minh bạch, tạo thuận lợi, chủ động cho các đơn vị được kiểm toán, tránh kéo dài gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán.
Về công khai báo cáo của cuộc kiểm toán (Điều 58), ngoài các báo cáo kiểm toán trong lĩnh vực bảo mật, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán sau khi phát hành phải công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Thảo luận về nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước và Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, nhiều ý kiến đề nghị quy định: “Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội; khi hết nhiệm kỳ, Tổng Kiểm toán Nhà nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước”. Nhiệm kỳ của Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước là 5 năm.
Tuy nhiên cũng có ý kiến đề nghị giữ nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước và Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước là 7 năm như Luật hiện hành để tăng tính độc lập trong chỉ đạo hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.
Cuối giờ chiều, Quốc hội thảo luận về dự án Luật An toàn vệ sinh lao động. Các đại biểu Quốc hội tán thành quan điểm của Chính phủ về việc xây dựng và ban hành Luật.
Vấn đề an toàn và sức khỏe người lao động là một trong những yếu tố quan trọng đối với mục tiêu việc làm bền vững; đồng thời, việc ban hành Luật sẽ góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới về công tác an toàn vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, bảo đảm quyền được làm việc trong môi trường an toàn của công dân tại Điều 35 và Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động tại Điều 57 của Hiến pháp cũng như thực hiện các công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam là thành viên.
Đa số các đại biểu tán thành với việc mở rộng đối tượng áp dụng Luật An toàn vệ sinh lao động cho tất cả người lao động (trong khu vực có quan hệ lao động và khu vực không có quan hệ lao động) vì đây là khu vực tiềm ẩn nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp, mất vệ sinh, an toàn lao động.
Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng các quy định về an toàn vệ sinh lao động còn mang tính rải rác, cần quy định rõ trong chương riêng để mang tính khả thi.
Nhiều đại biểu nhất trí với việc quy định thanh tra chuyên ngành an toàn vệ sinh lao động ở ba cấp: Trung ương, tỉnh, và huyện; đồng thời cho rằng đây là quy định quan trọng nhằm đảm bảo thực thi giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một cách hữu hiệu, đảm bảo xử lý nhanh khi có tai nạn xảy ra. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cần quy định cho rõ ràng chặt chẽ để tránh phình bộ máy biên chế.
Cũng trong phiên làm việc, các đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận về chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc tổ chức thống kê, báo cáo các vụ tai nạn lao động xảy ra trong khu vực không có quan hệ lao động./.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân  (26/11/2014)
Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân  (26/11/2014)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu thăm chính thức Belarus  (26/11/2014)
Đoàn công tác của Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa  (26/11/2014)
Tọa đàm về tuyên truyền phân giới, cắm mốc Việt Nam - Campuchia  (26/11/2014)
Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN lần thứ 15 tại Hà Nội  (26/11/2014)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên