Chủ tịch Quốc hội giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ Công Thương
Ngày 18-11, đánh giá kết quả phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết trả lời của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã đi thẳng vào vấn đề, rõ ràng và thỏa đáng các câu hỏi của đại biểu Quốc hội.
Với tinh thần đó, sau phiên chất vấn này, Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau để tạo chuyển biến tích cực làm tiền đề cho giai đoạn 2016-2020.
Về công nghiệp hỗ trợ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: "Chúng ta nhất trí là đến nay công nghiệp hỗ trợ nước ta còn nhiều yếu kém, chưa đạt kết quả mong muốn. Mặc dù Nghị quyết Trung ương đã nhấn mạnh, Chính phủ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo và Bộ trưởng đã chắt lọc suy nghĩ nhiều về đề này nhưng nhìn chung là chưa thành công.
Việc này tác động xấu đến chất lượng xuất nhập khẩu dẫn tới nhập siêu và chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, tác động xấu về việc làm, về sản xuất và hạ giá thành khi đưa công nghệ vào. Vì vậy, có thể nói là chương trình công nghiệp hỗ trợ là chưa thành công".
Theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, đây là vấn đề lớn, Chủ tịch đề nghị Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tiếp tục phối hợp các lực lượng trong và ngoài để tham mưu cho Chính phủ, cho Quốc hội, cho Đảng và Nhà nước trong chỉ đạo để phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Chính phủ cũng phải có biện pháp chỉ đạo quyết liệt, phối hợp lực lượng cả đầu tư trong nước và ngoài nước, cả đầu tư nước ngoài; có chính sách cần thiết để khuyến khích thúc đẩy tạo điều kiện về môi trường và kinh tế cho các thành phần kinh tế phát triển từ khởi nghiệp đến triển khai và đầu tư để doanh nghiệp thành công trong vận hành kinh tế thị trường.
Chủ tịch Quốc hội nói: “Về lập pháp, trước mắt cần sớm ban hành Nghị định. Tôi cho rằng, có Nghị định hay không có Nghị định nhưng quan trọng là nội dung, tác động của nó tác động đến công nghiệp hỗ trợ phát triển. Chúng ta có phụ thuộc vào nước ngoài hay không.
Tôi lấy ví dụ như Công ty Samsung hiện nay chủ yếu là nhập khẩu các thiết bị, vật tư để lắp ráp. Hay như ngành dệt may, da giày vẫn phải nhập khẩu và nhập khẩu khá lớn; còn nhiều ngành khác hay nhiều mặt hàng khác vẫn phải nhập khẩu. Tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam với các nước láng giềng, nhất là nước lớn có 2/3 là nhập khẩu, 1/3 xuất khẩu. Vậy, có phụ thuộc hay không, có nhập hay không thì chúng ta phải tính toán.
Trước mắt là ban hành Nghị định nhưng nghiên cứu để tiến tới nếu cần thì chúng ta phải có Luật. Tuy nhiên, tôi chưa thấy nội dung gì để đưa vào Luật cả. Còn nếu đưa vào Luật thì cần phải tranh thủ ý kiến của các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp".
Đối với công nghiệp chế tạo cơ khí, cần tập trung lĩnh vực nông nghiệp phục vụ cho nông dân từ sản xuất giống, chế biến bảo quản, làm sao có ngành công nghiệp cơ khí đáp ứng nhu cầu của nông dân, tiến tới cơ khí hóa cho các ngành khác.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Bộ Công Thương phải có giải pháp để phấn đấu năm 2015 tạo được chuyển biến tích cực trong ngành này.
Liên quan đến vấn đề buôn lậu gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, tội phạm trong lĩnh vực này, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo chung phối hợp lực lượng các ngành từ Trung ương đến địa phương tích cực đấu tranh và xử lý nghiêm.
Ngoài ra, khi ban hành Luật doanh nghiệp mới phải quy định rõ nội dung này như rút giấy phép kinh doanh, dừng kinh doanh đối với các trường hợp vi phạm. Đó là biện pháp kiên quyết phải làm để tạo chuyển biến, đấu tranh tích cực ngăn chặn từng bước đẩy lùi tình trạng này để năm 2015 thấy được kết quả, làm tiền đề cho thời kỳ mới 2016 - 2020.
Muốn làm được như vậy, theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, cần phải phối hợp các lực lượng của cả hệ thống chính trị, đồng thời xây dựng lực lượng phòng chống, đặc biệt là lực lượng quản lý thị trường của Bộ Công Thương vừa vững mạnh vừa trong sạch.
Về tổ chức phân phối sản phẩm thị trường, hoạt động thương mại của nước ta trong điều kiện chuẩn bị hội nhập quốc tế sâu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết: các Hiệp định lớn cơ bản đã xong nên các doanh nghiệp cần tranh thủ được cơ hội này để tổ chức được thị trường bán lẻ, bán buôn trong nước thành công.
"Vì nếu làm không thành công, chúng ta sẽ thua trên sân nhà" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Nga và Belarus  (18/11/2014)
Quảng Nam: Sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy về mua, đọc và khai thác thông tin trên báo và tạp chí của Đảng  (18/11/2014)
Những định kiến tộc người cản trở sự phát triển  (18/11/2014)
Chủ tịch Quốc hội dự Ngày hội Đại Đoàn kết toàn dân tại Hà Nội  (17/11/2014)
Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác nhiều mặt Nhật Bản - Việt Nam  (17/11/2014)
Chính phủ ban hành Nghị định về khung giá đất  (17/11/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên