Tây Nguyên: Tăng cường nguồn lực cho y tế tuyến cơ sở
100% số xã đều có trạm y tế
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay 100% số xã của các tỉnh Tây Nguyên đều có trạm y tế, phục vụ tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào các dân tộc. Những năm qua, bên cạnh việc thực hiện công tác cử tuyển đối với nguồn nhân lực y tế cơ sở, các tỉnh Tây Nguyên đã có chính sách thu hút y, bác sĩ về công tác tại các trạm y tế xã. Các tỉnh Tây Nguyên cũng đào tạo, bồi dưỡng các bà đỡ dân gian làm hộ sinh, chăm sóc thai sản đang phục vụ cộng đồng tại các thôn, buôn, bon, làng.
Trạm y tế tuyến xã đều được cung cấp các trang thiết bị, thuốc theo đúng phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế quy định, nguồn thuốc Bảo hiểm y tế cũng được triển khai đến hầu hết các trạm y tế để phục vụ tốt yêu cầu khám chữa bệnh cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số,… Qua kiểm tra, gần 30% số trạm y tế tuyến xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; riêng tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ này đạt 45%.
Các trạm y tế tuyến xã trên địa bàn Tây Nguyên đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào các dân tộc, nhất là tiêm chủng các loại vắc-xin của chương trình tiêm chủng mở rộng luôn đạt tỷ lệ khá cao và duy trì ở mức trên 95% trong nhiều năm liền. Số phụ nữ đến thăm khám thai, sinh nở tại trạm y tế ngày càng tăng. Các loại dịch bệnh thông thường lưu hành trên địa bàn như sốt rét, phong, lao, bướu cổ, dịch tả, dịch hạch,… đã được khống chế.
Các tỉnh Tây Nguyên kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành chức năng cần tăng cường hơn nữa nguồn vốn đầu tư để sửa chữa, nâng cấp các trạm y tế; đồng thời, trang bị đầy đủ các trang thiết bị; cho phép được tiếp tục triển khai chính sách cử tuyển, hợp đồng đào tạo cán bộ y tế theo địa chỉ,...
Dành nguồn lực cho tuyến cơ sở
Trong 10 năm qua, cơ sở vật chất của ngành y tế các tỉnh Tây Nguyên đã tăng trên 3 lần, xây dựng được hệ thống y tế cơ sở rộng khắp, 100% số xã có trạm y tế, đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường, hiện có 18.325 người đang làm việc tại các tuyến (tăng 3,5 lần so với năm 2001). Mạng lưới y tế công cộng mở rộng, số nhân viên y tế thôn, buôn không ngừng tăng lên, 100% số xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi làm việc, tỷ lệ xã, phường, thị trấn có bác sĩ làm việc đạt trên 79%. Đến nay có trên 66,25% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, một số chỉ tiêu chuyên môn về y tế đạt khá. Các dịch bệnh thường lưu hành như sốt rét, phong, lao, bướu cổ, dịch tả, dịch hạch… đã được khống chế: Sốt rét giảm 86%, bệnh lao giảm 66%, bướu cổ giảm 57%. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin của Chương trình tiêm chủng mở rộng đạt tỷ lệ cao và duy trì ở mức trên 95% trong nhiều năm liên tục.
Tuy nhiên khu vực Tây Nguyên cũng đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ như tình trạng tăng dân số cơ học, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sống cách biệt tại các thôn, buôn vùng sâu, vùng xa, trong quá trình đô thị hóa, thay đổi môi trường sinh thái,… Tất cả các yếu tố trên tác động không nhỏ đến hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực Tây Nguyên. Một số chỉ tiêu về sức khoẻ vẫn ở mức cao so với toàn quốc như tỷ suất tử vong trẻ em ở Tây Nguyên là 24,3/1.000 trẻ đẻ sống, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi cũng đang ở mức cao trên 30%.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, việc đầu tư cho y tế cơ sở khu vực Tây Nguyên cần phải thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ, tập trung nguồn lực từ ngân sách nhà nước, từ các chương trình, dự án. Đây là một trong những ưu tiên không chỉ của Bộ Y tế, của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, mà còn của chính quyền, các cấp khu vực Tây Nguyên. Tập trung đầu tư y tế cho tuyến huyện, tuyến xã, lựa chọn các ưu tiên đầu tư cho phù hợp với từng tuyến.
Để nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ Y tế xây dựng kế hoạch tiếp tục triển khai chính sách cử tuyển và hợp đồng đào tạo cán bộ y tế theo địa chỉ, tăng cường công tác quản lý cán bộ sau đào tạo, phối hợp với việc thực hiện chính sách thu hút cán bộ phù hợp để bảo đảm tính hiệu quả và ổn định nguồn nhân lực y tế ở cơ sở. Đồng thời, mở rộng hình thức đào tạo này để đào tạo các chuyên khoa định hướng, chuyên khoa kỹ thuật cao cho các địa phương. Ưu tiên đầu tư trang thiết bị máy móc thiết yếu cho các bệnh viện tuyến huyện, phòng khám đa khoa khu vực, Trung tâm y tế dự phòng, phấn đấu các Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh ở vùng Tây Nguyên đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2015.
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng đề nghị các bộ, ngành chức năng, các địa phương vùng Tây Nguyên điều chỉnh hệ số khi thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo định suất, giải quyết kinh phí kết dư quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hằng năm cho các địa phương để giúp ngành y tế tăng cường thêm trang thiết bị y tế cho các cơ sở khám, chữa bệnh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn và giúp giảm tải khám chữa bệnh cho tuyến trên.
Các tỉnh Tây Nguyên cũng cần chỉ đạo các cơ quan truyền thông địa phương phối hợp chặt chẽ với Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tăng cường công tác truyền thông (thay đổi hành vi) về ý thức, biện pháp tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho chính mình, cho gia đình. Đồng thời, tăng cường truyền thông về các chính sách ưu tiên của Đảng, Nhà nước về chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc trong khu vực, áp dụng các chính sách ưu tiên trong việc huy động các nguồn đầu tư ngoài nguồn ngân sách nhà nước. Kêu gọi và vận động các tổ chức, cá nhân có điều kiện cùng tham gia hỗ trợ đầu tư quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo để thực hiện chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực một cách bền vững, hiệu quả./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 10 đến ngày 16-11-2014  (17/11/2014)
Đối ngoại nhân dân thực hiện Di chúc Bác Hồ trong hội nhập  (17/11/2014)
Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông tại Đà Nẵng  (17/11/2014)
Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông tại Đà Nẵng  (17/11/2014)
Thủ tướng và 4 bộ trưởng chuẩn bị đăng đàn trả lời chất vấn  (17/11/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên