Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 10 đến ngày 16-11-2014
Cải cách hành chính về chính sách ưu đãi người có công
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính về chính sách ưu đãi người có công. Theo đó:
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu việc thực hiện chế độ ưu đãi giáo dục cho người có công và con của người có công theo hướng một cơ quan chủ trì thực hiện, trình Thủ tướng Chính phủ vào quý 1-2015.
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm ứng hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở tại văn bản số 2106/TTg-KTTH ngày 24-10-2014.
Bộ Nội vụ khẩn trương đôn đốc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thẩm định các hồ sơ đã được xác lập đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2014.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đẩy nhanh tiến độ đầu tư nâng cấp các trung tâm giám định ADN xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, bảo đảm thực hiện mục tiêu đề ra.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tiếp tục triển khai việc giải quyết hồ sơ tồn đọng đối với người có công với cách mạng; tổ chức sơ kết, đánh giá vào đầu quý 2-2015.
Đã đơn giản hóa hơn 4.000 thủ tục hành chính
Tính đến giữa tháng 10-2014, các bộ, ngành đã đơn giản hóa 4.169/4.712 thủ tục hành chính (đạt 88,% kế hoạch) thuộc các lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, đất đai, xây dựng, thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp, thủ tục đầu tư, tiếp cận điện năng...
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, các bộ, ngành cũng cập nhật công khai hơn 112.000 hồ sơ thủ tục hành chính và gần 11.000 hồ sơ văn bản liên quan vào Cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính và cùng tham gia giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính; cập nhật kịp thời các thủ tục hành chính mới vào Cơ sở dữ liệu quốc gia.
Đây là kết quả triển khai Nghị quyết và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, bãi bỏ những thủ tục không phù hợp
Ngày 13-11, Đoàn kiểm tra của Thường trực Thành ủy Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Ngô Thị Doãn Thanh dẫn đầu đã kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính tại Cục Hải quan TP. Hà Nội.
Phó Bí thư Thành ủy Ngô Thị Doãn Thanh ghi nhận, Cục Hải quan Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo toàn diện 6 nội dung của chương trình cải cách hành chính, kết quả thể hiện rõ trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính và hiện đại hóa hành chính. Tuy nhiên, Cục Hải quan Hà Nội chưa xây dựng được phần mềm theo dõi thủ tục hành chính, thời gian giải quyết một số thủ tục còn kéo dài. Thời gian tới, Cục Hải quan Hà Nội cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác cải cách hành chính; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận dễ dàng và đầy đủ những thông tin cần thiết; tiếp tục theo dõi, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những thủ tục không phù hợp, sớm xây dựng phần mềm theo dõi giải quyết hồ sơ hành chính; nghiên cứu giảm số lần đi lại cho doanh nghiệp và đặt mục tiêu cung cấp nhiều dịch vụ hành chính công mức độ 3, tiến tới mức độ 4. Đặc biệt, cần xây dựng quy chế phối hợp giải quyết các thủ tục liên thông, giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Tập trung cải cách và giám sát thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, thời gian qua, Bộ Công Thương đã vào cuộc quyết liệt, kịp thời nhằm cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bộ đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc, các Sở Công Thương phải đặt vấn đề kiểm soát cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trọng tâm. Bên cạnh việc kiểm tra một cách chặt chẽ việc thực hiện các thủ tục hành chính, Bộ cũng yêu cầu trong 227 thủ tục hành chính hiện nay cho đến hết năm 2014, ít nhất phải có 70 thủ tục được đơn giản hóa hơn so với mức hiện hành, chiếm khoảng trên 30%.
Việc đơn giản hóa tập trung vào những vấn đề như: giảm thiểu tối đa các quy định về số bộ hồ sơ, số tài liệu cần phải nộp; giảm chi phí kể cả thời gian, tiền bạc cho tổ chức, công dân. Toàn bộ 227 thủ tục hành chính hiện hành đã thực hiện về dịch vụ công ở cấp độ 2, tức là tất cả biểu mẫu các tài liệu yêu cầu đều được đưa lên mạng của Bộ.
Bộ Công Thương đã tham mưu cho Chính phủ ban hành rất nhiều văn bản, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu như Nghị định 187 ngày 20-11-2013 về hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại liên quan đến nội dung buôn bán hàng hóa qua biên giới. Theo đó, doanh nghiệp được phép kinh doanh, xuất nhập khẩu đối với tất cả các hàng hóa không thuộc diện cấm; giảm thiểu tối đa các giấy phép, kể cả giấy phép xuất nhập khẩu và giấy phép cấp hạn ngạch nhập khẩu (chỉ trừ những hàng hóa thuộc diện nhạy cảm, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và đến các tập tục văn hóa thì phải có kiểm soát, duy trì hình thức cấp phép nhập khẩu và những việc này đều giao cho các bộ chuyên ngành...).
Ngành Giao thông cam kết cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính
Là một trong 6 bộ tham gia thí điểm Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) cùng với 9 doanh nghiệp vận tải thủy được chọn làm “đối tác” đầu tiên, ngành Giao thông vận tải thể hiện rõ cam kết cải cách hành chính mạnh mẽ, cụ thể là rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu.
Theo quy định hiện hành, có 12 bản khai các loại mà các hãng vận tải phải khai báo với các cơ quan quản lý nhà nước cho mỗi lần thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Cơ chế một cửa quốc gia sẽ kết nối các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực hàng hải nói riêng, xuất nhập khẩu nói chung về một đầu mối, bất kỳ doanh nghiệp vận tải biển nào muốn thực hiện thủ tục với cảng vụ trên cả nước chỉ cần thông tin và nhận kết quả ở đầu mối duy nhất là Cổng thông tin NSW.
Với số lượng lên đến 98 nghìn hồ sơ liên quan đến thủ tục đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh như năm 2013, việc chính thức kết nối NSW sẽ là một bước cải cách hành chính vượt bậc, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc - lãnh đạo hai đơn vị đầu tiên triển khai thí điểm - đã chỉ đạo phải nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, kết nối ngay trong tháng 11 để tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp. Lễ công bố triển khai chính thức NSW vào ngày 12-11 vừa qua là minh chứng cho những quyết tâm của Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành trong cải cách hành chính phục vụ doanh nghiệp. Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng cam kết, sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cung cấp trực tuyến các thủ tục hành chính phục vụ thí điểm Cơ chế một cửa quốc gia thuộc cả bốn lĩnh vực: Hàng hải, Đường bộ, Đăng kiểm và Đường thủy nội địa./.
Đối ngoại nhân dân thực hiện Di chúc Bác Hồ trong hội nhập  (17/11/2014)
Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông tại Đà Nẵng  (17/11/2014)
Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông tại Đà Nẵng  (17/11/2014)
Thủ tướng và 4 bộ trưởng chuẩn bị đăng đàn trả lời chất vấn  (17/11/2014)
Tuyển mới không quá 50% số công chức ra khỏi biên chế  (17/11/2014)
Thành phố Thanh Hóa chính thức được công nhận là đô thị loại 1  (17/11/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên