Thế kỷ XXI, nước Nga vẫn là siêu cường vũ trụ!
Ngày 4-10-2008 là ngày mở đầu “Tuần lễ Sputnik” trên khắp thế giới để kỷ niệm ngày đầu tiên vệ tinh nhân tạo của Trái Đất mang tên “Sputnik” được tên lửa đẩy của Liên Xô (trước đây) phóng lên quỹ đạo quanh Trái đất. Từ đó tới nay, đã có nhiều quốc gia tự phóng hoặc nhờ tên lửa của các nước khác phóng vệ tinh của họ lên quỹ đạo. Các khí tài vũ trụ đã trở thành phương tiện không thể thiếu trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá và quân sự.
Cách đây gần 10 năm, Hội nghị vũ trụ quốc tế lần thứ nhất được tổ chức tại thủ đô Mát-xcơ-va của nước Nga. Sau sự kiện này, cứ 3 năm một lần, Hội nghị khoa học về hàng không vũ trụ lại được tổ chức.
Trong Hội nghị vũ trụ quốc tế lần thứ nhất lần có 800 nhà khoa học đến từ 26 nước tham dự, trong đó có Nga, Mỹ, Anh, Đức, I-ta-li-a, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Ca-na-đa, I-xra-en, Hà Lan, U-crai-na v.v.. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà khoa học trên thế giới chọn Nga là nơi tổ chức Hội nghị vũ trụ quốc tế. Liên Xô trước đây không chỉ là nước đầu tiên khai phá con đường chinh phục vũ trụ, mà còn là nước lập được những thành tựu kiệt xuất trong nghiên cứu khám phá và khai thác khoảng không vũ trụ phục vụ lợi ích của con người.
Theo nhận xét của Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Nga A. I-lin-xki, thành tựu vĩ đại nhất của ngành du hành vũ trụ không chỉ là việc Liên Xô phóng vệ tinh đầu tiên của loài người lên quỹ đạo như nhiều người vẫn suy nghĩ, mà là phóng vệ tinh lên Mặt Trăng, và sau đó, là phóng tàu tự động “Lu-na-khốt” hoạt động gần 6 tháng trên bề mặt của hành tinh này. Lần đầu tiên, người Nga đã chứng minh được rằng, trên Mặt Trăng không có bụi che khuất bề mặt như các nhà khoa học đã từng dự đoán trước đây. Liên Xô cũng ghi thêm một kỳ tích nữa là lần đầu tiên trên thế giới đưa con người bay vào vũ trụ - chuyến bay của công dân Xô-viết - Y-u-ri Ga-ga-rin.
Tàu vũ trụ đầu tiên có người lái |
Trong lịch sử phát triển của khoa học vũ trụ, hai cường quốc vũ trụ hàng đầu là Nga và Mỹ đi theo hai hướng khác nhau. Người Nga dựa vào Trạm quỹ đạo có người điều khiển để chinh phục vũ trụ, còn người Mỹ, đi theo hướng chế tạo tàu con thoi sử dụng nhiều lần “Sat-tơn” (“Shuttle”). Theo hướng xây dựng Trạm quỹ đạo, người Nga đã đạt được một thành tựu kỳ diệu khác là đưa các cấu kiện kỹ thuật lên vũ trụ để lắp ráp thành công Trạm quỹ đạo “Hoà Bình”, và hoạt động liên tục 15 năm trên vũ trụ.
Ngày 12-10-1964, 3 năm sau chuyến bay của I.Ga-ga-rin, Liên Xô quyết định triển khai một chương trình khoa học - kỹ thuật chưa từng có nhằm nghiên cứu xây dựng Trạm quỹ đạo “Hoà Bình”, phục vụ cho những hoạt động dài ngày của con người trong điều kiện vũ trụ. Ngày 20-2-1986, Liên Xô phóng mô-đun chính của Trạm “Hoà Bình” lên quỹ đạo. Sau đó, lần lượt các bộ phận khác được phóng lên và ghép nối thành một Trạm quỹ đạo quanh Trái Đất. Trạm “Hoà Bình” ra đời đáp ứng kịp thời các yêu cầu nghiên cứu và khai thác khoảng không vũ trụ. Để phục vụ cho Trạm quỹ đạo “Hoà Bình”, Liên Xô đã phóng các tàu vũ trụ “Liên hợp” và “Tiến bộ” có nhiệm vụ liên lạc giữa Trạm “Hoà Bình” với Trái Đất, đồng thời đảm bảo vật chất - kỹ thuật cần thiết cho hoạt động của Trạm. Một trong những tiến bộ lớn của Liên Xô lúc đó là đã sử dụng các hệ thống điều khiển kỹ thuật số cho phép các chuyên gia từ trung tâm vũ trụ có thể kiểm soát mọi hoạt động của Trạm.
Trạm quỹ đạo Hòa Bình 1 |
Trạm "Hoà Bình" đã đặt nền móng cơ bản cho việc xây dựng những tổ hợp quỹ đạo trong tương lai. Đó là nguyên tắc lắp ghép mô-đun, dễ sửa chữa, đảm bảo khả năng vận tải, với sự tham gia thường xuyên của tàu vũ trụ làm nhiệm vụ cứu hộ. Chỉ có kinh nghiệm của Trạm "Hoà Bình" mới giúp giải quyết được vấn đề về mặt kỹ thuật của việc sử dụng dài hạn Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) về sau này như dự báo dài hạn về tình trạng kỹ thuật của Trạm, công nghệ sửa chữa - khôi phục khá hoàn hảo, phương pháp làm việc ngoài khoảng không vũ trụ.
Trong suốt thời gian tồn tại, Trạm “Hoà Bình” đã đón 108 nhà du hành vũ trụ Nga và các nước, với 30 đội bay quốc tế ngắn ngày và 28 đội bay dài ngày. Trên trạm “Hoà Bình” còn ghi nhận các chuyến bay dài ngày kỷ lục của các nhà du hành vũ trụ, trong đó chuyến bay dài nhất 438 ngày từ năm 1994 đến năm 1995 của phi công vũ trụ Nga Va-lê-ri Pô-li-a-cốp. Cũng trên trạm “Hoà Bình”, ngày 17-7-1990, hai nhà du hành Nga A-na-tô-li Xô-lô-vi-ép và A-lếch-xăng-đơ Ba-lan-đin đã lập kỳ tích về thời gian 7 giờ liền làm việc ngoài khoảng không vũ trụ. Tổng cộng, các phi công vũ trụ Nga đã làm việc 352 giờ trong không gian vũ trụ bên ngoài Trạm “Hoà Bình”.
Với 15 năm hoạt động trong vũ trụ, Trạm vũ trụ “Hoà Bình” không chỉ là niềm tự hào của Liên Xô, của Liên bang Nga mà còn là bằng chứng về sức mạnh vô song của trí tuệ con người trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ. Ngày nay, trong công trình xây dựng Trạm vũ trụ quốc tế ISS, nước Nga vẫn là một trong những nước tham gia phóng và ghép nối các mô-đun đầu tiên. Kinh nghiệm của người Nga và các trạm quỹ đạo của họ trước đây đã đóng góp phần quyết định vào việc xây dựng các ga vũ trụ của loài người trong tương lai.
Máy bay quỹ đạo Bu-ran của Nga |
Trường đại học vũ trụ quốc tế
Ở thủ đô Mát-xcơ-va có Trường kỹ thuật hàng không vũ trụ (MATI). Đây là trường đại học công nghệ có tầm cỡ hàng đầu thế giới. Trường được thành lập năm 1940 và cho đến năm 1992 hoạt động trong điều kiện tối mật vì lý do an ninh quốc gia. Các khách nước ngoài đến thăm trường phải được lệnh của cơ quan chỉ huy tối cao của Liên Xô. Hiện nay, trường đã có quan hệ với hàng chục trường đại học ở nước ngoài và có sinh viên từ 25 nước theo học. Tổ chức phát triển khoa học, giáo dục và văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định thành lập tại Nga một trường đại học công nghệ của toàn thế giới trên cơ sở trường MATI. Trường này cũng trở thành Trường đại học vũ trụ quốc tế với sự tham gia của các nước Anh, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, I-xra-en, Ai Cập. Mát-xcơ-va đã thực sự trở thành thủ đô của ngành khoa học vũ trụ thế giới.
Viện sỹ Viện hàn lâm khoa học Nga B. Mi-tin cho biết, nước Nga đang chia sẻ kinh nghiệm với các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, CHDCND Triều Tiên v.v.. Theo ông, các nước Đông Nam Á rồi đây cũng sẽ trở thành một trung tâm của tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó có khoa học vũ trụ. Các nước công nghiệp mới ở châu Á, trước hết là Hàn Quốc và Ma-lai-xi-a, đặc biệt quan tâm phát triển khoa học - kỹ thuật hàng không vũ trụ. Ma-lai-xi-a đã từng đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về ngành hàng không vũ trụ. Trong định hướng phát triển của mình, các nước châu Á sẽ dựa nhiều vào kinh nghiệm khoa học vũ trụ của Nga.
Vai trò của vũ trụ trong khả năng phòng thủ đất nước của Nga
Đối với nước Nga và nhiều nước khác trong tương lai, ngành kỹ thuật vũ trụ quân sự vẫn là một ngành đặc biệt quan trọng vì nó góp phần nâng cao đáng kể tiềm lực quốc phòng của các nước. Ngày nay, không thể nói đến các loại vũ khí chính xác cao tiến công đường không nếu thiếu các hệ thống trinh sát và dẫn đường đặt trên quỹ đạo vũ trụ. Theo dự báo, trong tương lai, thay thế cho xe tăng, tàu sân bay và các sư đoàn bộ binh, quân đội tương lai sẽ gồm những binh đoàn được trang bị các loại tên lửa được bắn từ các căn cứ hải, lục, không quân và được điều khiển từ vũ trụ.
Ngay từ những năm 1948-1951, các viện nghiên cứu khoa học quân sự của Bộ Quốc phòng Liên Xô đã tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên về vũ khí chống tên lửa. Năm 1951, chính phủ Liên Xô quyết định trao nhiệm vụ chế tạo tên lửa chống tên lửa cho Viện thiết kế số 1 (nay là Viện thiết kế trung ương "ALMAZ"), là cơ sở nghiên cứu có uy tín trong lĩnh vực chế tạo tên lửa phòng không có điều khiển (chống máy bay) và nhiều kiểu tên lửa đánh chặn khác. Viện đã tiến hành nghiên cứu khả năng sử dụng công nghệ ra-đa và tên lửa phòng không để chế tạo tên lửa chống tên lửa.
Các nhà khoa học Liên Xô đã giải quyết thành công vấn đề sử dụng công nghệ ra-đa thời đó để phát hiện từ xa và phân biệt đầu đạn tên lửa thật trong nhiều mục tiêu giả. Các trạm ra-đa chuyên dụng như RE-1, RE-2, RE-3 được chế tạo và bố trí trên lãnh thổ Cộng hoà Ca-dắc-xtăng và khu vực Viễn Đông là những nơi các tên lửa đường đạn tầm xa thí nghiệm R-5, R-12, R-7 sẽ bay qua. Một vấn đề rất cơ bản và quan trọng khác là nghiên cứu khả năng dùng mảnh vỡ của đầu đạn tên lửa đánh chặn để làm nổ đầu đạn tên lửa mục tiêu, đã được giải quyết thành công. Năm 1956, các thí nghiệm theo các hướng khác nhau đã được tiến hành thành công và chính phủ Liên Xô quyết định xây dựng Tổ hợp trường thử mang tên "Hệ thống A" tại Cộng hoà Ca-dắc-xtăng. Đến năm 1957, hệ thống "mắt thần vũ trụ" gồm các đài ra-đa chuyên dụng được thử nghiệm thành công, và năm 1958, Liên Xô bắt đầu thử nghiệm tên lửa đánh chặn trong điều kiện thực tế.
"Hệ thốngA" là một tổ hợp kỹ thuật cực kỳ phức tạp bao gồm 4 phân hệ. Phân hệ thứ nhất gồm các đài ra-ra phát hiện từ xa. Phân hệ thứ hai gồm 3 hệ thống ra-đa làm nhiệm vụ điều khiển chính xác tên lửa đánh chặn đến mục tiêu. Mỗi một hệ thống có các ra-đa xác định tầm xa đến tên lửa-mục tiêu theo nguyên lý xác định toạ độ mục tiêu và tên lửa đánh chặn. Phân hệ thứ ba gồm các tên lửa đánh chặn B-1000 và M-40. Phân hệ thứ tư có các tuyến truyền thông kết nối tất cả các phân hệ và các phương tiện tham gia hệ thống. Năm 1960 các nhà khoa học Liên Xô hoàn thành lắp đặt hệ thống và kết nối tất cả các bộ phận thành một tổng thể thống nhất hoàn chỉnh. Cuối năm 1960, Liên Xô cho thử nghiệm phóng tên lửa đánh chặn vào các tên lửa đường đạn vượt đại châu trong điều kiện thực tế.
Ngày 4-3-1961 là một ngày đáng ghi nhớ trong lịch sử kỹ thuật tên lửa vũ trụ, bởi lần đầu tiên trên thế giới, Liên Xô tiến hành thành công cuộc phóng tên lửa đánh chặn bắn rơi tên lửa đường đạn P-12 bay với tốc độ 3 km/ giây.
Vào thời điểm những năm 1960, thành công của Liên Xô trong việc đánh chặn và tiêu diệt tên lửa đường đạn trong điều kiện thực tế có ý nghĩa khoa học - kỹ thuật và chiến lược chính trị - quân sự rất lớn, vì trong thời gian đó chỉ duy nhất một quả tên lửa đường đạn mang đầu đạn hạt nhân đã là một thứ vũ khí có ý nghĩa tuyệt đối về mặt quân sự. Tuy vậy, sự kiện này vẫn bị lu mờ trước một thành tựu vĩ đại khác. Đó là việc Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo có người lái đầu tiên của Trái Đất vào ngày 12-4-1961. Dư luận quốc tế chỉ biết được thành công phòng thủ tên lửa của Liên Xô tại một cuộc hội thảo quốc tế diễn ra vào mùa hè năm 1961. Tại đó Nhi-ki-ta Khơ-rút-sốp, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, tuyên bố rằng ở Liên Xô có những xạ thủ tên lửa có thể “bắn trúng con ruồi trong vũ trụ”! Từ đó, Liên Xô bắt đầu chuyển sang chế tạo các hệ thống vũ khí phòng chống tên lửa.
30 năm sau kể từ sự kiện ngày 4-3-1961, Viện Viện nghiên cứu khoa học chế tạo máy vô tuyến điện tử của Liên Xô và sau này là Nga phối hợp với nhiều xí nghiệp công nghiêp liên ngành của Bộ Quốc phòng đã chế tạo, thử nghiệm và bàn giao cho Bộ Quốc phòng hai thế hệ vũ khí chống tên lửa bố trí xung quanh thủ đô Mát-xcơ-va nhằm chống lại các cuộc tiến công bằng tên lửa đường đạn chiến lược. Đó là các hệ thống A-35M và A-135. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Nga, A-135 là hệ thống tên lửa đánh chặn độc nhất vô nhị trên thế giới có khả năng thực tế trong việc chống tên lửa đường đạn chiến lược.
Bàn về khả năng phòng thủ tên lửa của Nga còn phải kể đến một trường phái khoa học-công nghệ khác khá độc đáo đang nỗ lực nghiên cứu nhằm chế tạo các hệ thống phòng thủ dựa trên những nguyên lý hoàn toàn mới theo chương trình mục tiêu mang mật danh “Pla-ne-ta” do viện sĩ R. Ap-ra-men-cô phụ trách. Giải pháp do trường phái của họ theo đuổi là nhằm chế tạo vũ khí phòng thủ với chi phí ít hơn, nhưng lại có hiệu quả gấp nhiều lần so với giải pháp tên lửa đánh chặn. Đó là vũ khí plat-ma. Về tính ưu việt của vũ khí plat-ma, Viện sỹ R.Ap-ra-men-cô cho biết: “So với vũ khí plat-ma, tên lửa đánh chặn cũng giống như công cụ thời đồ đá so với các phương tiện kỹ thuật của thế kỷ XX". Tốc độ chuyển động của tên lửa đánh chặn cao lắm cũng chỉ đạt 5 km/giây, còn tốc độ của vũ khí plat-ma là tốc độ của ánh sáng: xấp xỉ 300.000 km/giây. Vũ khí plat-ma còn có một ưu điểm cơ bản nữa của là có thể thử nghiệm và kiểm tra nhiều lần mà ít tốn kém và không gây ô nhiễm sinh thái như thử nghiệm tên lửa đánh chặn.
Các nhà khoa học - kỹ thuật quân sự Nga đã thí nghiệm thành công sử dụng vũ khí plat-ma bắn rơi một đầu đạn pháo đang bay. Như vậy, lần đầu tiên các nhà khoa học Nga không chỉ vượt qua được một khó khăn căn bản về khoa học, mà cả khó khăn rất lớn về mặt kinh tế: vũ khí phòng thủ rẻ gấp nhiều lần so với vũ khí tấn công. Thí dụ, chi phí để chế tạo tên lửa đánh chặn A-135 của Nga nhiều gấp hàng chục lần chi phí chế tạo vũ khí plat-ma. Viện sĩ R.Ap-ra-men-co cho biết: “Chương trình “Pla-ne-ta” sẽ tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong phòng thủ tên lửa”.
Thế kỷ XXI là “thế kỷ của khoa học vũ trụ”
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên ở tỉnh Bình Thuận  (08/10/2008)
Quốc hội Mỹ điều trần về nguyên nhân khủng hoảng  (08/10/2008)
Giảm 500 đồng mỗi lít xăng A92  (08/10/2008)
Nga cáo buộc Gru-di-a phá hoại thỏa thuận ngừng bắn  (08/10/2008)
Ngày thứ 2 đen tối của thị trường chứng khoán toàn cầu  (08/10/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay