G-20 nhất trí thúc đẩy tăng trưởng GDP trên 2% trong 5 năm
Tuyên bố chung của Hội nghị cho biết G20 đặt mục tiêu tham vọng là nâng GDP của Nhóm này thêm ít nhất 2% trong 5 năm tới.
Các phân tích của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng nếu cam kết của G20 được thực hiện đầy đủ thì GDP của Nhóm có thể tăng thêm 2,1% từ nay đến năm 2018, từ đó sẽ tạo thêm hơn 2.000 tỷ USD cho kinh tế toàn cầu và tạo thêm hàng triệu việc làm.
Tuyên bố chung nêu rõ các biện pháp tăng đầu tư, tăng cạnh tranh và thương mại, tạo thêm việc làm, cùng các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ hỗ trợ cho sự phát triển, tăng trưởng và giúp giảm đòi nghèo, bất bình đẳng. Các hành động thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm chất lượng đã được hoạch định trong “Kế hoạch Hành động Brisbane” và các chiến lược tăng trưởng toàn diện của G20.
“Kế hoạch Hành động Brisbane” gồm một kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng, thỏa thuận thành lập trung tâm cơ sở hạ tầng toàn cầu ở Sydney, thúc đẩy các biện pháp chống trốn thuế, và tạo ra hệ thống các quy định về ngân hàng chặt chẽ hơn.
Kế hoạch này được đánh giá là sự cải tổ kinh tế “toàn diện và chặt chẽ,” có thể tạo ra “hiệu ứng lan tỏa tích cực” cho các nước ít phát triển hơn nằm ngoài Nhóm G20.
Kế hoạch này cũng sẽ tạo ra áp lực để tất cả các nền kinh tế phát triển thực hiện khoảng 800 biện pháp cải tổ kinh tế, từ việc cải tổ thị trường lao động cho tới giảm bớt các hàng rào thương mại.
Tuyên bố chung cũng khẳng định mục tiêu xây dựng một nền kinh tế toàn cầu mạnh mẽ và có sức đề kháng hơn, thúc đẩy các thể chế toàn cầu. G20 đã đề ra hàng loạt biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng và tạo thêm việc làm như nhất trí triển khai Sáng kiến Cơ sở Hạ tầng toàn cầu, đặt mục tiêu giảm khoảng cách về tỷ lệ tham dự trong lực lượng lao động giữa nam giới và nữ giới xuống 25% vào năm 2025, nhất trí về Kế hoạch hành động chống tham nhũng giai đoạn 2015-2016; tăng cường sức mạnh của các tổ chức tài chính toàn cầu, trong đó ưu tiên tiến trình cải tổ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và hối thúc Mỹ thông qua Kế hoạch cải tổ IMF năm 2010.
Phát biểu trong cuộc họp báo sau khi Hội nghị bế mạc, Thủ tướng Australia Tony Abbott cho biết các thành viên G20 tin tưởng rằng nếu cùng nhau hợp tác, họ có thể thực hiện các mục tiêu đề ra và hành động nhiều hơn nữa cho người dân toàn cầu./.
Quyên góp ủng hộ "vì Hoàng Sa - Trường Sa" tại Australia  (16/11/2014)
Việt Nam giới thiệu văn hóa tới bạn bè quốc tế tại Hong Kong  (16/11/2014)
Doanh nhân ở Australia lên tiếng về Biển Đông nhân Hội nghị G20  (16/11/2014)
Ngày hội đại đoàn kết tại Tân Trào  (16/11/2014)
Đưa con chữ đến với con em đồng bào các dân tộc thiểu số  (16/11/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên