Hội thảo khoa học về tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông tại Hàn Quốc
23:15, ngày 15-11-2014
Hội thảo với chủ đề “Phương hướng giải quyết mang tính hòa bình trong vấn đề tranh chấp lãnh hải ở biển Đông” đã diễn ra ngày 14-11, tại thành phố Busan, phía Nam Hàn Quốc.
Tiến sỹ Vũ Thị Lan Anh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội tham gia thảo luận tại hội thảo |
Đây là cuộc hội thảo lần thứ tư về vấn đề Biển Đông do Trường Đại học Youngsan, Hàn Quốc phối hợp với Hội người Hàn Quốc yêu Việt Nam (VESAMO) đứng ra tổ chức.
Tham dự cuộc hội thảo có nhiều nhà nghiên cứu, học giả, nghiên cứu sinh đến từ Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu luật biển thuộc trường Đại học Youngsan, Viện Khoa học kỹ thuật hải dương Hàn Quốc và VESAMO.
Về phía Việt Nam, có ông Nguyễn Mạnh Đông, Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc; tiến sỹ Chu Mạnh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội; tiến sỹ Vũ Thị Lan Anh, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật, trường Đại học Luật Hà Nội và tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Trang, Tổng Thư ký Hội hữu nghị Việt - Hàn.
Tiến sỹ Chu Mạnh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, phát biểu tại Hội thảo |
Phát biểu khai mạc hội thảo, giáo sư Kim Hyun Jae, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam trường Đại học Youngsan kiêm Tổng thư ký VESAMO khẳng định cuộc hội thảo lần này là dịp để các nhà nghiên cứu và học giả hai nước trao đổi các vấn đề mang tính pháp lý quốc tế liên quan đến thực trạng tranh chấp Biển Đông; lập trường, quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông… qua đó giúp các nhà khoa học tìm ra những phương hướng giải quyết manh tính hòa bình trong vấn đề này.
Tại hội thảo, các báo cáo tham luận và phản biện của các nhà khoa học tập trung làm rõ 3 chủ đề chính gồm: Những vấn đề mang tính pháp lý quốc tế liên quan đến yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tại Biển Đông; lập trường và quan điểm của Việt Nam về yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tại Biển Đông; những vấn đề mang tính pháp lý trong việc thi hành luật biển ở Biển Đông trong thời gian gần đây và hệ thống luật biển có liên quan của Trung Quốc.
Trong quá trình diễn ra hội thảo, các đại biểu cũng được tiếp cận với các tài liệu, sách báo về căn cứ pháp lý, lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông; tính phi lý trong yêu sách “đường lưỡi bò" của Trung Quốc của các nhà nghiên cứu, học giả quốc tế đã được đăng tải và được được dư luận đánh giá cao.
Các đại biểu tham dự hội thảo |
Trả lời phóng viên TTXVN, tiến sỹ Chu Mạnh Hùng cho biết, qua hội thảo lần này có thể thấy các học giả và nhà nghiên cứu của Hàn Quốc đều thừa nhận rằng việc Trung Quốc gửi công hàm cho Liên hiệp quốc và yêu sách “đường lưỡi bò” (hay còn gọi là “đường chín đoạn”) của nước này là hành vi đơn phương, không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn.
Đặc biệt, những hành vi này đã vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm quy định của Công ước về Luật Biển năm 1982, nhất là khi Trung Quốc cũng là một thành viên của Công ước này. Đây cũng là nguyên nhân gây ra căng thẳng ở khu vực Biển Đông, đe dọa hòa bình và an ninh trong khu vực cũng như trên thế giới.
Trong khi đó, Giáo sư Jeong Gap Yong, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu luật biển Trường Đại học Youngsan, nhấn mạnh: “Từ năm 1947, Trung Quốc đã đề ra cái gọi là “đường 9 đoạn” tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết khu vực biển Đông, tuy nhiên có thể nói đây là lập trường không thoả đáng vì nó đã vi phạm Công ước về luật biển năm 1982. Việc làm của Trung Quốc là hành động bất hợp pháp và đầy cảm tính, mang tính chất không hoà bình. Trung Quốc cần phải nhanh chóng rút lại cái lập trường này, đồng thời phải tìm ra phương án giải quyết thoả đáng nhất với các nước xung quanh. Phương án để giải quyết hòa bình tranh chấp trên Biển Đông là các nước phải cùng nhau phát triển vùng biển này”.
Liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên biển hiện nay giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, trả lời phóng viên TTXVN, giáo sư Kim Hyun Jae nói: “Hiện Hàn Quốc và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền với đảo Iedo (Trung Quốc gọi là Tô Nham Tiêu) tại khu vực biển phía Nam Hàn Quốc (biển Hoa Đông). Đây là vấn đề được dư luận và các học giả Hàn Quốc rất quan tâm. Vì vậy, những giải pháp mang tính hòa bình trong giải quyết tranh chấp tại Biển Đông cũng là những kinh nghiệm mà Hàn Quốc có thể tham khảo trong giải quyết tranh chấp với Trung Quốc tại khu vực biển phía Nam Hàn Quốc. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các học giả và nghiên cứu luật quốc tế của Việt Nam để tổ chức các buổi hội thảo nhằm thảo luận và tìm ra các phương hướng giải quyết tranh chấp tại Biển Đông và khu vực biển phía Nam Hàn Quốc một cách hòa bình”./.
Cyprus cam kết ủng hộ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU  (15/11/2014)
Kết quả chi tiết lấy phiếu tín nhiệm 50 chức danh Quốc hội bầu  (15/11/2014)
Nhiều phiếu tín nhiệm thấp: Không hẳn do điều hành của tư lệnh ngành  (15/11/2014)
Đề nghị làm rõ hơn trách nhiệm của Hội đồng bầu cử Quốc gia  (15/11/2014)
Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 50 chức danh Quốc hội bầu  (15/11/2014)
Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 chức danh  (15/11/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên