Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tăng dần từ nay đến 2016
Báo cáo phân tích về tình hình kinh tế vĩ mô tháng Mười Một của Việt Nam vừa được Ngân hàng HSBC công bố đánh giá: Sau hai giai đoạn tăng trưởng tín dụng cao (2007 và 2009), dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao và niềm tin người tiêu dùng thấp, Việt Nam vẫn còn trong vòng quay của lực cầu nội địa kém.
Theo HSBC, trong trung hạn, nhiều khả năng Việt Nam sẽ củng cố lại vị thế tài chính của mình. Tuy nhiên trong năm nay, thâm hụt ngân sách sẽ tiếp tục tăng do chi ngân sách cao còn thu ngân sách thì chậm. Lạm phát trong tháng Mười giảm xuống còn 3,2% tính so với cùng kỳ năm ngoái và hoạt động bán lẻ chỉ tăng 11,1% tính từ đầu năm đến nay.
“Tuần trước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giảm trần lãi suất huy động xuống 5,5% từ mức 6% trong một nỗ lực kích cầu và tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, chúng tôi không kỳ vọng các hoạt động cho vay sẽ thật sự tăng”, báo cáo HSBC nhận định.
Báo cáo cho biết, mặc dù không có ý cho rằng, vị thế và triển vọng phát triển của Việt Nam với thế giới bên ngoài không đáng quan ngại, nhưng tình hình kinh tế của Việt Nam đang đi theo hướng hồi phục chậm như “thường lệ” sau giai đoạn phát triển tín dụng nhanh. Điều khiến Việt Nam khác biệt là trạng thái phát triển của đất nước, xu hướng nhân khẩu học thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên dồi dào và chi phí lao động thấp.
Tổ chức này cho biết họ sẽ tiếp tục quan sát kỹ tỷ lệ lệ thuộc vào tín dụng Việt Nam. Bởi lẽ, tỷ lệ phụ thuộc vào tín dụng càng cao thì năng suất của nền kinh tế càng thấp. Nguồn tiền dễ dàng tiếp cận thường có xu hướng dẫn đến những hành động chấp nhận rủi ro cao hơn.
“Những gì thực sự đang hỗ trợ tỷ lệ tăng trưởng 5 - 6% của Việt Nam là dòng chảy vào của các nhà đầu tư nước ngoài, sức cạnh tranh cao của ngành sản xuất cần nhiều nhân công và sự chủ động trong nỗ lực tự do hóa thương mại thông qua những đàm phán như Hiệp định Hợp tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Thương mại Tự do khu vực châu Âu”, chuyên gia HSBC nhận định.
Báo cáo cho biết, thâm hụt tài chính tăng trong những năm gần đây dẫn đến nợ công và nợ nước ngoài đều tăng lên. Tuy xét trong tương lai gần nhiều khả năng Việt Nam không phải đối mặt với vấn đề nợ kéo dài, nhưng tỷ lệ đóng góp của các nguồn thu cho GDP lại đang giảm. Mặc dù có tăng lại trong năm nay, nhưng tỷ lệ đóng góp thu ngân sách cho GDP chỉ khoảng 25% so với mức trung bình gần 30% vào những thập kỷ trước. Kết quả là, lượng nợ công, cả trong và ngoài nước, đều tăng.
“Điều tích cực liên quan đến nợ nước ngoài là phần lớn các khoản nợ này (khoảng 60%) là nợ vay viện trợ, có tính chất ưu đãi và điều này cũng có nghĩa các khoản nợ này dễ được gia hạn hơn”, báo cáo phân tích.
Theo HSBC Việt Nam, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục dần dần. “Chúng tôi tin rằng nếu Việt Nam cố gắng kiềm chế, tránh việc tăng trưởng tín dụng ồ ạt, đặc biệt đối với các khu vực quốc doanh kém hiệu quả và tập trung phát triển mạnh hơn nữa những lợi thế chiến lược của mình như thương mại và xu hướng chuyển đổi nhân khẩu học thuận lợi, tăng trưởng sẽ dần được cải thiện. Chúng tôi dự đoán tăng trưởng sẽ tăng dần từ năm 2014 đến 2016”, báo cáo nhấn mạnh./.
Đại biểu Quốc hội tán thành phê chuẩn hai Công ước của Liên hợp quốc  (05/11/2014)
Thủ tướng gặp mặt các điển hình tiên tiến vùng Tây Bắc  (05/11/2014)
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga và cách mạng Việt Nam  (05/11/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tân Đại sứ Na Uy ở Việt Nam  (05/11/2014)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam