Ấn Độ nỗ lực đẩy mạnh quan hệ chiến lược và kinh tế với ASEAN
Theo báo Hindustan Times ngày 05-10, Chính phủ liên minh Dân chủ quốc gia (NDA), do Thủ tướng Narendra Modi đứng đầu, đã quyết định lấy tên “Hành động phía Đông” thay cho “Chính sách hướng Đông” - một chính sách đối ngoại quan trọng được đưa ra từ những năm 90 của thế kỷ XX dưới thời Thủ tướng Narasimha Rao, nhằm củng cố quan hệ chiến lược và mở rộng quan hệ kinh tế với các nước Đông Nam Á.
Sự thay đổi trên được nêu trong bản tuyên bố chung sau cuộc gặp cấp cao giữa Thủ tướng Narendra Modi với Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 30-9 vừa qua. Liên quan đến chính sách “Hành động phía Đông” của Ấn Độ và “Tái cân bằng châu Á” của Mỹ, hai bên cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với các nước châu Á - Thái Bình Dương thông qua tham vấn, đối thoại và tập trận chung.
Các quan chức Ấn Độ giải thích sự thay đổi trên không mang động cơ chính trị, cho rằng “Hành động phía Đông” cũng giống như chính sách hướng Đông. Về chính sách, Thủ tướng Narendra Modi quan tâm xúc tiến các chương trình kinh tế với các nước Đông Nam Á để thu hút đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, cũng như thúc đẩy kết nối các điểm thương mại trong khu vực. Điều này sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn cho khu vực Đông Bắc Ấn Độ.
Như một phần của kế hoạch, Chính phủ Ấn Độ đang xem xét cấp thị thực ngay tại cửa khẩu tới một số quốc gia khác nữa trong ASEAN. Liên kết Nam Á với Đông Nam Á thông qua Myanmar sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu. Singapore - đối tác thân cận của Ấn Độ - đang giúp Ấn Độ triển khai hai trong số những sáng kiến quan trọng của Thủ tướng Narendra Modi là xây dựng thành phố thông minh và phát triển kỹ năng./.
Hàn Quốc chuẩn bị cho cuộc đàm phán toàn diện với Triều Tiên  (05/10/2014)
142 triệu cử tri Brazil bắt đầu bỏ phiếu bầu tổng thống mới  (05/10/2014)
Cử tri Bulgaria bắt đầu bỏ phiếu bầu cử quốc hội trước thời hạn  (05/10/2014)
Vì sao Li-bi ngày càng bất ổn?  (05/10/2014)
Tổng Bí thư gửi điện cảm ơn tới Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc  (04/10/2014)
"Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc vào giai đoạn mới với triển vọng tốt đẹp"  (04/10/2014)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay