Thủ tướng Đức Merkel ủng hộ Philippines trong vụ kiện Trung Quốc
Tương tự các lãnh đạo khác của Liên minh châu Âu (EU), Tây Ban Nha và Pháp, bà Merkel tuyên bố ủng hộ lập trường của Manila, theo đó nên giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình trước tòa án quốc tế.
Theo báo chí Philippines, phát biểu trong một cuộc họp báo chung tại Berlin ngay sau khi Tổng thống Philippines đến Đức, bà Merkel đã kêu gọi Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Philippines và các bên khác thông qua các cơ chế đã được luật pháp quốc tế quy định.
Khi được hỏi về khả năng nước Đức có thể làm gì để giải quyết các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, bà Merkel nhấn mạnh hiện thế giới đang có các định chế quốc tế để giải quyết vấn đề này. Trên cơ sở đó, lãnh đạo Đức cho rằng "một cách tiếp cận hòa bình và ngoại giao luôn luôn là phương thức được ưu tiên… Đó là con đường mà chúng ta cần phải lựa chọn".
Về phần mình, Tổng thống Aquino cho biết ông và bà Merkel "chia sẻ niềm tin" là tranh chấp "phải được giải quyết một cách hòa bình và phải dựa trên luật pháp quốc tế".
Trước Đức, Tổng thống Philippines cũng đã tranh thủ được sự ủng hộ của EU, Tây Ban Nha và Pháp trong vấn đề Biển Đông. Từ Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso cho đến Tổng thống Pháp Francois Hollande, tất cả đều cho rằng tranh chấp Biển Đông cần phải được giải quyết một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Ngày 20-9, Tổng thống Philippines Aquino rời Berlin để tới Mỹ./.
Thủ tướng Nga Medvedev cảnh báo EU có thể mất thị phần tại Nga  (21/09/2014)
Chính quyền Ukraine và phe ly khai nhất trí lập vùng phi quân sự  (21/09/2014)
Sẽ có 95% doanh nghiệp Đà Nẵng kê khai thuế qua mạng  (21/09/2014)
Thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - Bulgaria Thành phố Hồ Chí Minh  (21/09/2014)
Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS có phải là sản phẩm của Mỹ?  (21/09/2014)
Việt Nam dự "Đêm Văn hóa ASEAN" thắm tình hữu nghị ở Na Uy  (21/09/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên