Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS có phải là sản phẩm của Mỹ?
Nay với sự trỗi dậy của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS hoặc ISIS, ISIL) tự xưng, thuyết âm mưu lại tiếp tục bùng nổ mạnh. Những người đứng sau làn sóng mới nói rằng bất chấp việc Tổng thống Barack Obama mở chiến dịch tấn công IS, nhóm này thực tế là sản phẩm do chính quyền Mỹ tạo ra.
Dường như một bộ phận đông đảo những người ủng hộ mạnh giả thuyết này sống ở Iran. Một bài báo gần đây đăng trên tờ New York Times đã xem xét quan điểm của một bộ phận rộng lớn trong xã hội Iran và thấy rằng nhiều người tin vào khả năng IS là sản phẩm của Washington, nhằm phá hủy chính quyền Tehran.
Tờ báo dẫn lời một chủ siêu thị ở Iran nói rằng: “Coi nào, các anh đều biết ai tạo ra IS mà”. Trong khi đó một chuyên gia vô tuyến điện lại đánh giá: “Mỹ ủng hộ bất kỳ nhóm nào có thể bẻ gãy vòng tròn Iran-Syria-Liban-Palestine."
Sử gia Housang Tale có chung quan điểm, cho biết: “Không có các nhóm như IS, chúng ta có thể phục hồi đế chế của mình và trở thành cường quốc lớn nhất khu vực”.
Bài báo của New York Times còn đề cập tới một câu chuyện được đăng trên hãng thông tấn IRNA của Iran, dẫn nguồn cựu nhân viên phân tích tình báo Edward Snowden. Trong một cuộc phỏng vấn, Snowden có nói rằng Mỹ, Anh và Israel đã “tạo ra một tổ chức khủng bố có khả năng tập trung mọi hành động cực đoan trên khắp thế giới”.
Nhà lãnh đạo tối cao của Iran là Ayatollah Ali Khamenei đã thường công khai thể hiện quan điểm của ông về mối quan hệ Mỹ và IS.
Trong một bài phát biểu trước đất nước, ông Khamenei nhắc nhở dân Iran rằng IS là sản phẩm của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) và rằng không có nghi ngờ gì trước việc IS được tạo nên bởi các cường quốc phương Tây và các cơ quan của họ cài cắm trong khu vực.
Nhưng người Iran không phải các cá nhân duy nhất tham gia làn sóng thuyết âm mưu.
Theo Final Call, một tờ báo Mỹ tự nhận là “cơ quan ngôn luận chính thức của Nhà nước Hồi giáo”, Mỹ và các nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia đã “vũ trang, cấp vốn, huấn luyện các thành viên IS từ năm 2007".
BBC gần đây loan tin rằng nhiều người Liban tin Mỹ đứng sau việc tạo ra ISvà chính cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã thừa nhận điều này trong cuốn sách mới nhất của bà mang tên Hard Choices (Những lựa chọn khó).
"Phần lớn người ở đây tin rằng Mỹ và Saudi là một và động cơ chỉ là tiền từ dầu lửa; người có lợi nhất từ toàn bộ câu chuyện quanh IS là Saudi và Mỹ. Như lịch sử đã dạy chúng ta, thường những kẻ thu lợi cũng là những kẻ chủ mưu” - Amer Murad, một người sống ở Beirut nói với BBC.
Tờ nhật báo Al-Hayat Al-Jadida của Palestine đã đăng vài bài viết trong tháng 8 vừa qua, nói rằng Mỹ phải chịu trách nhiệm tạo ra IS. "Những kẻ khủng bố cực đoan của ISIS và các cá nhân giống chúng được tạo ra bởi Israel và Mỹ, đang mở đường để Israel hành động giống chúng” - một trong các bài báo viết.
Câu hỏi đặt ra lúc này là vì sao có quá nhiều người tin vào các thuyết âm mưu.
Có nhiều lý do để vì sao nhiều người trong thế giới Hồi giáo tin Mỹ đứng sau IS. Theo nhà báo Medhi Hasan, niềm tin cho rằng khủng bố Hồi giáo là sản phẩm của Mỹ đã có gốc rễ hình thành từ các sự kiện diễn ra sau vụ khủng bố 11-9.
"Thuyết âm mưu nảy nở mạnh trong các nước có nhiều người Hồi giáo sinh sống, cũng như trong các cộng đồng Hồi giáo ở phương Tây. Các sự kiện trong vụ 11-9 và cuộc chiến “chống khủng bố” sau đó đã góp phần tạo ra vô số kẻ tung tin đồn, vẽ chuyện tưởng tượng, trải dài từ Birmingham (Anh) tới Beirut (Liban)" - Hasan nói.
Trong khi đó Octavius Pinkard, một nhà phân tích chính sách đối ngoại và chuyên gia chính trị Trung Đông, cho BBC biết rằng việc Mỹ thường dính líu vào các cuộc xung đột, can thiệp vào hoạt động xây dựng chính quyền mới ở nước ngoài đã làm nảy sinh làn sóng thuyết âm mưu mới.
"Các giả thuyết hình thành chủ yếu bởi Washington đã thể hiện xu hướng “xuất khẩu” hoạt động thay đổi thế chế ra nước ngoài” - Pinkard nói - “Sự hỗ trợ cho các nhóm phiến loạn trong khuôn khổ hoạt động này cũng không phải là chuyện mới mẻ”.
Cho dù lý do nào đã gây ra làn sóng thuyết âm mưu mới, có thể thấy một điều chắc chắn rằng dù Mỹ có giáng đòn khủng khiếp nào nhằm vào IS trong con mắt của thế giới Arab, họ vẫn bị xem là “cùng một giuộc” với lực lượng này mà thôi./.
Việt Nam dự "Đêm Văn hóa ASEAN" thắm tình hữu nghị ở Na Uy  (21/09/2014)
Về các phong trào văn hóa trong cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở Thủ đô Hà Nội  (21/09/2014)
Về các phong trào văn hóa trong cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở Thủ đô Hà Nội  (21/09/2014)
Ký kết hiệp định thống nhất giữa các tôn giáo  (20/09/2014)
Việt Nam dự Hội nghị Chánh án các nước ASEAN lần hai ở Malaysia  (20/09/2014)
Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng  (20/09/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên