Báo chí giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ chủ quyền biển đảo
23:33, ngày 20-06-2014
Nhân kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21-6, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn về vai trò của báo chí trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, góp phần cùng nhân dân cả nước lên án hành động sai trái của Trung Quốc.
- Xin ông cho biết tình hình thông tin tuyên truyền đối nội, đối ngoại của báo chí về việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam?
- Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: Đầu tháng Năm vừa qua, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép tại lô 143 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Cùng với các lực lượng khác, công tác thông tin tuyên truyền trên báo chí đã góp phần đấu tranh với những hành động sai trái của Trung Quốc và khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và các lợi ích chính đáng của ta trên biển bằng các lập luận có lý, có tình, mang tính thuyết phục, phản ánh một cách khách quan tình hình Biển Đông.
Báo chí cả nước đã có tiếng nói chung, truyền tải kịp thời tinh thần yêu nước của người dân, phát đi thông điệp để người dân trong nước và nhân dân thế giới phản đối hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Báo chí thông tin về sự kiện này bằng nhiều tin, bài phản ánh bằng tấm lòng yêu nước, nhiệt huyết của hàng vạn phóng viên ở các tòa soạn báo và cả lực lượng phóng viên đi thực địa tại Hoàng Sa.
Qua phản ánh của báo chí, nhân dân Việt Nam ở trong, ngoài nước đã nắm bắt đầy đủ thông tin, tích cực ủng hộ và động viên lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân kiên cường bám biển, khôn khéo trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia đồng thời thể hiện niềm tin vững chắc, khẳng định quan điểm giải quyết mọi mâu thuẫn, bất đồng thông qua đàm phán, hòa bình; kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, coi đó là yêu cầu tối thượng, bảo vệ chủ quyền quốc gia gắn với bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác để xây dựng và phát triển, bảo vệ tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có cả nhân dân Trung Quốc.
Về đối ngoại, báo chí đã làm tốt công tác tuyên truyền, thông qua đó đã làm nhân dân thế giới hiểu rõ tính chính nghĩa của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo; nhân dân yêu chuộng hòa bình ủng hộ Việt Nam bằng các cuộc tuần hành, mít tinh ở khắp nơi trên thế giới; đồng thời yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Thông qua báo chí, cộng đồng quốc tế đã kịp thời bày tỏ quan điểm, lên án hành động của Trung Quốc vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
- Báo chí quốc tế đã ủng hộ Việt Nam như thế nào trước cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo này, thưa ông?
- Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: Hơn một tháng rưỡi qua, các báo chí quốc tế cũng đã nói rất nhiều về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam. Báo chí của Nhật Bản, các nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN), báo chí phương Tây khi đề cập đến vấn đề này hầu hết đều lên tiếng ủng hộ tính chính nghĩa của Việt Nam. Phải khẳng định rằng truyền thông quốc tế đang phản ánh đúng bản chất của sự việc diễn ra ở vùng biển của Việt Nam một cách khách quan. Phát ngôn của cá nhân, tổ chức, đại diện ngoại giao và các quan chức các cấp ở các nước khác nhau đều bày tỏ sự quan tâm, lo ngại và phản đối hành vi khiêu khích, hăm dọa của Trung Quốc.
Dư luận nhiều nước trên thế giới đã thể hiện thái độ quan ngại trước hành động đơn phương khiêu khích của Trung Quốc; yêu cầu Trung quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam; chấm dứt các hành động leo thang làm căng thẳng thêm tình hình Biển Đông. Cá nhân tôi tin rằng dư luận thế giới luôn đứng về lẽ phải, truyền thông quốc tế sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam, lên án những hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
- Trong những ngày này, giới truyền thông trong nước đang háo hức kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21-6 và chờ đón sự kiện nổi bật nhất trong năm là trao Giải báo chí quốc gia 2013. Là Phó Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí quốc gia 2013, ông có thể cho biết, chủ đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc được phản ánh như thế nào trong Giải báo chí năm 2013?
- Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: Các tác phẩm nhận giải năm nay đã bám sát các nhiệm vụ chính trị của đất nước, ngành, địa phương trong thực hiện các nghị quyết của Đảng, phản ánh kịp thời tình hình, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước...
Trong số các tác phẩm đoạt Giải báo chí quốc gia 2013 có 11 tác phẩm đề cập đến chủ quyền biên giới, lãnh thổ, trong đó có 9 tác phẩm có nội dung liên quan đến chủ quyền biển đảo. Riêng vấn đề biển đảo, có nhiều tác phẩm nổi bật đã đạt Giải báo chí quốc gia năm 2013. Đó là Chương trình “Thư Xuân gửi biển đảo” của Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh (giải C thể loại Tin bài phản ánh - phỏng vấn của báo in) thể hiện tình cảm giữa người dân trong đất liền với các chiến sỹ trên biển đảo.
Loạt bài về “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa, 1988 - Khúc tưởng niệm tháng Ba” (Giải B, thể loại xã luận, bình luận, chuyên luận) của Chi hội Nhà báo Đại Đoàn Kết rất sống động, giúp chúng ta thấy rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo, tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường của người lính hải quân nhân dân Việt Nam...
Trong thời gian tới, tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo cần có chiến lược thông tin lâu dài, xác định đối tượng, địa bàn cụ thể, lựa chọn phương thức thông tin phù hợp. Có thể tập trung vào tuyên truyền về cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn về bảo vệ chủ quyền biển đảo; hỗ trợ ngư dân, các gương ngư dân bám biển, phát triển kinh tế; sự dũng cảm, mưu trí, anh dũng của các lực lượng như kiểm ngư, cảnh sát biển, hải quân trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo...
Bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc trong đó có chủ quyền biển đảo là mục tiêu cần ưu tiên trong giai đoạn hiện nay nhưng bên cạnh đó báo chí cả nước cần tiếp tục phản ánh toàn diện các vấn đề của đất nước, trong đó ưu tiên cho việc ổn định để phát triển kinh tế - xã hội. Các cơ quan báo chí cần quan tâm đến vấn đề chống tiêu cực, tuyên truyền những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong công cuộc chiến đấu, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế.../.
- Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: Đầu tháng Năm vừa qua, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép tại lô 143 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Cùng với các lực lượng khác, công tác thông tin tuyên truyền trên báo chí đã góp phần đấu tranh với những hành động sai trái của Trung Quốc và khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và các lợi ích chính đáng của ta trên biển bằng các lập luận có lý, có tình, mang tính thuyết phục, phản ánh một cách khách quan tình hình Biển Đông.
Báo chí cả nước đã có tiếng nói chung, truyền tải kịp thời tinh thần yêu nước của người dân, phát đi thông điệp để người dân trong nước và nhân dân thế giới phản đối hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Báo chí thông tin về sự kiện này bằng nhiều tin, bài phản ánh bằng tấm lòng yêu nước, nhiệt huyết của hàng vạn phóng viên ở các tòa soạn báo và cả lực lượng phóng viên đi thực địa tại Hoàng Sa.
Qua phản ánh của báo chí, nhân dân Việt Nam ở trong, ngoài nước đã nắm bắt đầy đủ thông tin, tích cực ủng hộ và động viên lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân kiên cường bám biển, khôn khéo trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia đồng thời thể hiện niềm tin vững chắc, khẳng định quan điểm giải quyết mọi mâu thuẫn, bất đồng thông qua đàm phán, hòa bình; kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, coi đó là yêu cầu tối thượng, bảo vệ chủ quyền quốc gia gắn với bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác để xây dựng và phát triển, bảo vệ tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có cả nhân dân Trung Quốc.
Về đối ngoại, báo chí đã làm tốt công tác tuyên truyền, thông qua đó đã làm nhân dân thế giới hiểu rõ tính chính nghĩa của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo; nhân dân yêu chuộng hòa bình ủng hộ Việt Nam bằng các cuộc tuần hành, mít tinh ở khắp nơi trên thế giới; đồng thời yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Thông qua báo chí, cộng đồng quốc tế đã kịp thời bày tỏ quan điểm, lên án hành động của Trung Quốc vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
- Báo chí quốc tế đã ủng hộ Việt Nam như thế nào trước cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo này, thưa ông?
- Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: Hơn một tháng rưỡi qua, các báo chí quốc tế cũng đã nói rất nhiều về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam. Báo chí của Nhật Bản, các nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN), báo chí phương Tây khi đề cập đến vấn đề này hầu hết đều lên tiếng ủng hộ tính chính nghĩa của Việt Nam. Phải khẳng định rằng truyền thông quốc tế đang phản ánh đúng bản chất của sự việc diễn ra ở vùng biển của Việt Nam một cách khách quan. Phát ngôn của cá nhân, tổ chức, đại diện ngoại giao và các quan chức các cấp ở các nước khác nhau đều bày tỏ sự quan tâm, lo ngại và phản đối hành vi khiêu khích, hăm dọa của Trung Quốc.
Dư luận nhiều nước trên thế giới đã thể hiện thái độ quan ngại trước hành động đơn phương khiêu khích của Trung Quốc; yêu cầu Trung quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam; chấm dứt các hành động leo thang làm căng thẳng thêm tình hình Biển Đông. Cá nhân tôi tin rằng dư luận thế giới luôn đứng về lẽ phải, truyền thông quốc tế sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam, lên án những hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
- Trong những ngày này, giới truyền thông trong nước đang háo hức kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21-6 và chờ đón sự kiện nổi bật nhất trong năm là trao Giải báo chí quốc gia 2013. Là Phó Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí quốc gia 2013, ông có thể cho biết, chủ đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc được phản ánh như thế nào trong Giải báo chí năm 2013?
- Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: Các tác phẩm nhận giải năm nay đã bám sát các nhiệm vụ chính trị của đất nước, ngành, địa phương trong thực hiện các nghị quyết của Đảng, phản ánh kịp thời tình hình, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước...
Trong số các tác phẩm đoạt Giải báo chí quốc gia 2013 có 11 tác phẩm đề cập đến chủ quyền biên giới, lãnh thổ, trong đó có 9 tác phẩm có nội dung liên quan đến chủ quyền biển đảo. Riêng vấn đề biển đảo, có nhiều tác phẩm nổi bật đã đạt Giải báo chí quốc gia năm 2013. Đó là Chương trình “Thư Xuân gửi biển đảo” của Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh (giải C thể loại Tin bài phản ánh - phỏng vấn của báo in) thể hiện tình cảm giữa người dân trong đất liền với các chiến sỹ trên biển đảo.
Loạt bài về “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa, 1988 - Khúc tưởng niệm tháng Ba” (Giải B, thể loại xã luận, bình luận, chuyên luận) của Chi hội Nhà báo Đại Đoàn Kết rất sống động, giúp chúng ta thấy rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo, tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường của người lính hải quân nhân dân Việt Nam...
Trong thời gian tới, tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo cần có chiến lược thông tin lâu dài, xác định đối tượng, địa bàn cụ thể, lựa chọn phương thức thông tin phù hợp. Có thể tập trung vào tuyên truyền về cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn về bảo vệ chủ quyền biển đảo; hỗ trợ ngư dân, các gương ngư dân bám biển, phát triển kinh tế; sự dũng cảm, mưu trí, anh dũng của các lực lượng như kiểm ngư, cảnh sát biển, hải quân trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo...
Bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc trong đó có chủ quyền biển đảo là mục tiêu cần ưu tiên trong giai đoạn hiện nay nhưng bên cạnh đó báo chí cả nước cần tiếp tục phản ánh toàn diện các vấn đề của đất nước, trong đó ưu tiên cho việc ổn định để phát triển kinh tế - xã hội. Các cơ quan báo chí cần quan tâm đến vấn đề chống tiêu cực, tuyên truyền những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong công cuộc chiến đấu, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế.../.
Hội thảo quốc tế “Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử”  (20/06/2014)
Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)  (20/06/2014)
Ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Tạp chí Cộng sản và Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2014 - 2020  (20/06/2014)
Chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng và bất khả xâm phạm  (20/06/2014)
Máy bay Trung Quốc quần thảo liên tục trên khu vực giàn khoan  (20/06/2014)
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Sóc Trăng  (20/06/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên