Nguy cơ khủng hoảng kinh tế vẫn đe dọa thế giới
Theo nhận định chung của các chuyên gia kinh tế Pháp, dù giá dầu có giảm, nhưng khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ và lan sang châu Âu, đang ngày càng trầm trọng, dẫn đến việc tăng trưởng kinh tế chững lại và nguy cơ suy thoái của nền kinh tế thế giới là điều khó tránh khỏi.
Theo ông Elie Cohen, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), tuần vừa qua, ngành ngân hàng và bất động sản Mỹ lại đình đốn, khiến khả năng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ bị đe dọa và nguy cơ thất nghiệp ngày càng cao. Các ngân hàng Mỹ bị thua lỗ khiến việc huy động vốn gặp khó khăn, dẫn đến hoạt động cho vay tín dụng bị hạn chế, trong khi nhu cầu về vốn ngày càng tăng.
Ông Benjamin Carton, chuyên gia kinh tế thuộc Trung tâm Nghiên cứu Triển vọng và Thông tin Quốc tế (CEPII), cũng cho rằng nếu hoạt động tín dụng ở Mỹ cứ ở trong tình trạng cầm chừng như hiện nay, thì tiêu dùng và đầu tư sẽ bị ảnh hưởng lâu dài. Hiện nay, nền kinh tế hàng đầu thế giới này đang cố giữ để không bị rơi vào suy thoái bằng cách giảm thuế.
Đối với châu Âu, tuy không bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng tài chính và bất động sản như Mỹ, nhưng khu vực này lại chịu hậu quả của việc giá nguyên liệu tăng khiến sức mua giảm và giá trị đồng euro tăng ảnh hưởng đến xuất khẩu.
Nguy cơ suy thoái được thể hiện rất rõ qua những con số thống kê về tình hình sản xuất công nghiệp, hiện đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1991. Châu Âu gần như rơi vào suy thoái và GDP của khu vực đồng euro trong quý 2/2008 ước tính giảm khoảng 0,1% và sau đó sẽ có thể tăng 0,1% vào quý 3.
Ông Elie Cohen dự báo tăng trưởng khu vực đồng euro sẽ chỉ lên mức kịch trần là khoảng 1% năm 2009.
Ngay cả các nền kinh tế đang trỗi dậy cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi cơn bão tài chính và kinh tế. Trung Quốc cũng đã phải hạ thấp mức dự báo tăng trưởng năm nay từ 11,5% xuống còn 10%. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này không đến nỗi làm xáo trộn nền kinh tế Trung Quốc./.
Liên minh Địa Trung Hải - mô hình hợp tác địa - chính trị  (29/07/2008)
Bảo hiểm thất nghiệp - mới, khó nhưng cấp bách  (29/07/2008)
Đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta  (29/07/2008)
Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam  (29/07/2008)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết thúc Phiên họp phiên thứ 10  (29/07/2008)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết thúc Phiên họp phiên thứ 10  (29/07/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên