Khai mạc Diễn đàn phát triển bền vững khu vực duyên hải miền Trung
Sáng 03-6, tại thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam), Diễn đàn phát triển bền vững khu vực duyên hải miền Trung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức đã chính thức khai mạc. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và có bài phát biểu tại phiên khai mạc.
Tham dự Diễn đàn, có đại diện lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện Ngân hàng Nhà nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ban điều phối Vùng duyên hải miền Trung, Quỹ hỗ trợ Phòng, chống thiên tai tại miền Trung; các đối tác nước ngoài; lãnh đạo ủy ban nhân dân và một số sở, ngành của 9 tỉnh, thành khu vực duyên hải miền Trung (từ Hà Tỉnh đến Phú Yên).
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Diễn đàn phát triển bền vững khu vực duyên hải miền Trung là dịp để các bên có liên quan cùng nhau chia sẻ, thảo luận và đề xuất những giải pháp cho sự phát triển bền vững của khu vực trong thời gian tới.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng, các địa phương tham gia Diễn đàn có vị trí địa kinh tế hết sức quan trọng, với gần 52 nghìn km2, xấp xỉ 9 triệu dân và tổng GDP khoảng 300 nghìn tỷ đồng. Trong những năm gần đây, với sự nỗ lực của nhân dân và chính quyền các địa phương, cùng với sự quan tâm của Chính phủ và hỗ trợ của các đối tác phát triển, kinh tế - xã hội trong vùng đã có những bước phát triển khá ấn tượng mặc dù GDP bình quân đầu người còn tương đối thấp. Song, tốc độ tăng trưởng của hầu hết các tỉnh, thành trong vùng đều đạt trên dưới 10% trong 2 năm gần đây, tức là cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước; cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
Thứ trưởng cũng cho biết thêm, khu vực duyên hải miền Trung thời gian qua luôn nhận được sự quan tâm của Chính phủ và các đối tác phát triển. Trong đó, riêng 10 năm qua tại 9 tỉnh tham dự Diễn đàn lần này đã tiếp nhận gần 2,5 tỷ USD từ các đối tác phát triển và hiện nay các chương trình, danh mục dự án đang thực hiện với tổng số vốn khoảng gần 2 tỷ USD.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vùng duyên hải miền Trung cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trên con đường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu. Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, Diễn đàn được tổ chức với mục đích để Chính phủ, các cơ quan Trung ương và địa phương cùng các đối tác phát triển, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ thảo luận, đề xuất các giải pháp chính sách để duy trì và đẩy mạnh hơn nữa những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được, tái cơ cấu kinh tế của vùng duyên hải miền Trung hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; đồng thời ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, giảm thiểu các rủi ro do thiên tai, bão lụt gây ra hằng năm mà các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung đang phải hứng chịu.
Từ mục đích trên, Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Diễn đàn sẽ tập trung thảo luận theo chủ đề chính tại các phiên họp như: Phát triển bền vững khu vực duyên hải miền Trung: Cơ hội và thách thức; Tăng cường kết nối hạ tầng giao thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững khu vực duyên hải miền Trung trong bối cảnh mới; Phát triển bền vững nguồn nước gắn với phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai khu vực duyên hải miền Trung.
Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Thách thức đối với sự phát triển của các tỉnh vùng duyên hải miền Trung rất lớn. Vì thế, trước hết, chính quyền và nhân dân các địa phương phải nỗ lực hết mình, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan Trung ương.
Phó Thủ tướng mong muốn và kêu gọi các đối tác phát triển, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ tiếp tục quan tâm và hỗ trợ các địa phương trong vùng thông qua mọi hình thức, từ chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường năng lực thể chế, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực…
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị các đại biểu tại Diễn đàn tập trung trao đổi, đề xuất các giải pháp chính sách thiết thực và cụ thể để thực thi trong thời gian tới, như trao đổi, đề xuất các sáng kiến nhằm khai thác tốt nhất các tiềm năng, cơ hội để các tỉnh duyên hải miền Trung vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; tìm kiếm, trao đổi các giải pháp cụ thể về môi trường, đặc biệt là môi trường nước và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; bảo đảm liên kết vùng để triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể vùng thông qua các biện pháp tăng cường kết nối hạ tầng, tạo sự liên kết chặt chẽ về không gian kinh tế, gắn kế hoạch phát triển của các địa phương với Quy hoạch tổng thể của vùng; phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển trong việc quản lý và thực hiện các chương trình, dự án phát triển nói chung và nhu cầu trong việc quản lý và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư nói riêng; xác định rõ vai trò, sự tham gia của các chủ thể trong công cuộc phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng…
Sau phiên khai mạc, các đại biểu tiếp tục tham gia các phiên họp chính của Diễn đàn. Theo dự kiến, kết thúc Diễn đàn sẽ có một tuyên bố chung Hội An, trong đó đưa ra nhóm hành động chung cho các tỉnh; nhóm hành động của Chính phủ và các cơ quan Trung ương; nhóm hành động của cộng đồng đối tác phát triển nhằm tối ưu hóa hiệu quả nỗ lực để giải quyết các thách thức đặt ra do khu vực duyên hải miền Trung trong thời gian tới./.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra việc thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn Quảng Ngãi  (03/06/2014)
Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi)  (03/06/2014)
Mỹ ủng hộ quan điểm của Việt Nam về vấn đề Biển Đông  (03/06/2014)
Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp - Việt đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề căng thẳng ở Biển Đông  (03/06/2014)
Triển lãm “Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa”  (03/06/2014)
Trung Quốc tổ chức 35-40 tàu ngăn cản quyết liệt tàu chấp pháp Việt Nam  (03/06/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên