Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sạch cho đồng bào dân tộc thiểu số ở đồng Xoài
TCCS - Ngày 20-7-2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có đời sống khó khăn (gọi tắt là Chương trình 134) nhằm giúp đỡ bà con ổn định cuộc sống, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đẩy nhanh tiến độ xóa đói, giảm nghèo. Sau hơn 3 năm thực hiện, Đảng bộ và nhân dân thị xã Đồng Xoài đã đạt được một số kết quả bước đầu.
Chương trình với ý nghĩa chính trị sâu sắc
Thị xã Đồng Xoài thành lập tháng 9-1999, với diện tích tự nhiên là 168,48 km2 và là trung tâm hành chính của tỉnh Bình Phước. Hiện nay thị xã có 8 phường, xã với số dân 71.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 977hộ/4.334 nhân khẩu thuộc 12 dân tộc khác nhau, chiếm 6,1% dân số toàn thị xã. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của địa phương, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số đã từng bước được cải thiện và nâng cao.
Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do thiếu đất và không có đất sản xuất, nên đến năm 2005 (thời điểm thực hiện Chương trình 134), trên địa bàn thị xã vẫn còn một bộ phận khá đông đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo có đời sống khó khăn không ổn định, mức thu nhập thấp so với mặt bằng chung. Do đó, ổn định và nâng cao đời sống của bộ phận bà con dân tộc thiểu số này là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng bộ thị xã Đồng Xoài. Bằng nhiều biện pháp, qua từng nhiệm kỳ, Đảng bộ và chính quyền thị xã Đồng Xoài đã từng bước giúp đỡ, hướng dẫn bà con sản xuất để ổn định cuộc sống. Quyết định 134 của Thủ tướng ban hành đã đem lại cho địa phương thuận lợi rất lớn để tiếp tục thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho bà con dân tộc thiểu số.
Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, theo đề án được phê duyệt sau điều chỉnh, trên địa bàn thị xã có 344 lượt hộ được thụ hưởng, với tổng vốn đầu tư là 3.388 triệu đồng. Trong đó, được hỗ trợ về đất sản xuất có 121 hộ, đất ở có 4 hộ, nhà ở có 105 hộ, nước sinh hoạt có 114 hộ, công trình giếng nước tập trung có 02 giếng.
Quá trình triển khai thực hiện và những kết quả đạt được
So với những địa phương khác trong tỉnh, số lượng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thị xã và số hộ được thụ hưởng Chương trình 134 là không nhiều. Tuy nhiên, do đặc thù của một đô thị, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống không tập trung, quỹ đất hạn hẹp nên việc triển khai thực hiện Chương trình 134 ở Đồng Xoài gặp phải không ít khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất đối với thị xã là việc cấp đất ở và đất sản xuất cho các đối tượng được thụ hưởng.
Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, theo đề án được phê duyệt sau điều chỉnh, trên địa bàn thị xã có 344 lượt hộ được thụ hưởng, với tổng vốn đầu tư là 3.388 triệu đồng. Trong đó, được hỗ trợ về đất sản xuất có 121 hộ, đất ở có 4 hộ, nhà ở có 105 hộ, nước sinh hoạt có 114 hộ, công trình giếng nước tập trung có 02 giếng.
Do không có quỹ đất nên Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh quyết định giao 225 ha đất tại huyện Đồng Phú (giáp ranh thị xã) chủ yếu là đất đã bị xâm canh lấn chiếm trái phép để thực hiện Chương trình. Xác định được những khó khăn đó, Thị ủy, UBND thị xã Đồng Xoài đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai một cách chặt chẽ, sát sao với quyết tâm cao là bảo đảm tiến độ, hiệu quả Chương trình theo đúng những mục tiêu đã đề ra.
Ngay sau khi có Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, UBND thị xã đã thành lập Ban chỉ đạo để tham mưu cho Thị ủy, UBND thực hiện chương trình trên địa bàn thị xã, chỉ đạo thành lập ban quản lý Chương trình 134 ở các phường, xã đồng thời giao cho các UBND phường, xã trực tiếp làm chủ đầu tư chương trình. UBND các phường, xã tiến hành điều tra đối tượng được thụ hưởng theo theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 134. Danh sách đối tượng được thụ hưởng do nhân dân bình xét công khai dân chủ tại các cuộc họp ấp, khu phố.
Để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, UBND thị xã đã phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan liên quan và các xã, phường. Theo đó, Ban chỉ đạo của thị xã chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện, có nhiệm vụ tham mưu UBND thị xã xây dựng đề án trình UBND tỉnh phê duyệt, chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chương trình. Phòng Kinh tế thị xã là Cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo và là đầu mối phối hợp tham mưu cho UBND thị xã. Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu UBND thị xã trình UBND tỉnh hỗ trợ ngân sách thực hiện Chương trình, cấp phát nguồn vốn kịp thời cho chủ đầu tư. Phòng Tài nguyên - Môi trường chịu trách nhiệm đo vẽ bản đồ, cắm mốc phân lô giao đất cho đồng bào. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động và chỉ đạo thực hiện tốt công tác vận động quần chúng.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, tính đến nay, toàn bộ những nội dung, hạng mục hỗ trợ trong Chương trình 134 đã được thị xã hoàn thành 100% theo đúng kế hoạch đã đề ra và đang phát huy hiệu quả tích cực giúp đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Cụ thể, hoàn thành việc hỗ trợ xây dựng 105 căn nhà cho 105 hộ với tổng kinh phí là 673,2 triệu đồng; hỗ trợ trực tiếp cho 114 hộ đồng bào có khó khăn về nước sinh hoạt như đào giếng, xây bể nước với tổng kinh phí là 41,04 triệu đồng, xây dựng 02 giếng nước tập trung cho cụm dân cư với kinh phí 625,39 triệu đồng; về đất sản xuất, đã hỗ trợ cho 121 hộ thiếu đất và không có đất sản xuất với diện tích đất là 114,16 ha, tổng kinh phí hỗ trợ là 684,96 triệu (chưa kể kinh phí đo đạc, giải phóng mặt bằng và chuyển mục đích sử dụng đất là 1.363 triệu đồng). Về đất ở, ngoài 04 hộ gia đình trong đề án được hỗ trợ 0,16 ha, kinh phí hỗ trợ 0,96 triệu đồng, các xã phường của thị xã còn vận động cộng đồng, người thân sang nhượng 1.775 m2 cho 10 hộ đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn để làm nhà ở.
Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình triển khai thực hiện Chương trình 134
Từ thực tiễn triển khai và kết quả thực hiện Chương trình 134 ở thị xã Đồng Xoài, có thể rút ra một số bài học, kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, quá trình triển khai thực hiện phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện, đặc biệt là kiểm tra đôn đốc tiến độ và chất lượng các hạng mục trong Chương trình.
Trong suốt thời gian thực hiện, Thị ủy và UBND thị xã thường xuyên tổ chức kiểm tra, theo dõi chặt chẽ để có chỉ đạo kịp thời. Khi gặp phải những khó khăn, vướng mắc, các đồng chí lãnh đạo thị xã trực tiếp xuống cơ sở, làm việc với các cơ quan liên quan để giải quyết, tháo gỡ nhằm bảo đảm tiến độ, chất lượng các hạng mục của Chương trình.
Thứ hai, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện phải kịp thời, chủ động phát hiện và điều chỉnh ngay những thiếu sót, bất cập cả về đối tượng và nội dung thụ hưởng.
Ngay từ khâu đầu tiên là xác định đối tượng thụ hưởng, do yêu cầu gấp về thời gian lập báo cáo đề án nên trong quá trình điều tra, rà soát đã xảy ra những sai sót như bỏ sót đối tượng, cấp không đúng đối tượng. Sau khi phát hiện những sai sót này, Ban chỉ đạo đã chủ động báo cáo và xin ý kiến Thị ủy, UBND thị xã cho tiến hành điều tra, rà soát lại. Kết quả điều tra, rà soát lại đã dẫn đến sự thay đổi lớn về đối tượng được thụ hưởng so với đề án ban đầu, đã đưa ra khỏi đề án những hộ không đủ tiêu chuẩn, bổ sung những hộ nghèo còn bỏ sót hoặc những hộ nghèo mới phát sinh. Một số nội dung của đề án cũng đã có sự điều chỉnh cho phù hợp như: đối với những hộ được người thân sang nhượng, những hộ chưa đủ diện tích đất ở theo quy định nhưng có nhà ở ổn định thì không thực hiện hỗ trợ; những hộ thiếu đất sản xuất từ 0,1 ha đến 0,4 ha thì không thực hiện hỗ trợ đất sản xuất mà hỗ trợ chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong canh tác để tăng năng suất cây trồng.
Thứ ba, có sự tham gia tích cực và sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị, từ các ban, ngành chuyên môn có liên quan đến Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp.
Quá trình thực hiện, thị xã đã huy động sự tham gia tích cực của các phòng, ban chuyên môn; của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp từ thị xã đến cơ sở xã, phường. Mỗi cơ quan, đoàn thể đều được giao nhiệm vụ cụ thể và xác định được trách nhiệm của mình trước Thị ủy, UBND thị xã, đồng thời luôn có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc nảy sinh. Không chỉ thực hiện tốt những nhiệm vụ được phân công, các cơ quan, ban, ngành trong hệ thống chính trị của thị xã cũng như của các xã, phường còn huy động hàng trăm lượt cán bộ, đoàn viên, hội viên trực tiếp tham gia giúp đỡ đồng bào xây dựng nhà cửa, tiến hành khai hoang, canh tác trên đất thuộc Chương trình 134.
Thứ tư, thực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ, tổ chức cho đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất trên đất thuộc Chương trình 134.
Trong khi ở một số địa phương trong tỉnh, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số không thể canh tác được trên đất thuộc Chương trình 134 do bị đe dọa, tái lấn chiếm thì trên địa bàn thị xã, toàn bộ số hộ được giao đất đều có thể sản xuất, canh tác ổn định trên đất được giao. Làm được như vậy là do thị xã đã triển khai và thực hiện tốt các biện pháp kiên quyết để hỗ trợ, tổ chức sản xuất cho đối tượng được giao đất.
Ngay sau khi được phê duyệt đề án, UBND thị xã đã tổ chức giao nhận đất, tiến hành khai hoang, cày ủi để giao đất cho đồng bào được thụ hưởng. Do diện tích đất để thực hiện Chương trình chủ yếu là đất thu hồi từ xâm canh lấn chiếm nên quá trình giao đất, các đối tượng có đất bị thu hồi đã phản ứng, chống đối quyết liệt và đe dọa, đánh đập, không cho đồng bào sản xuất. Để giải quyết vấn đề này, một mặt, thị xã phối hợp với chính quyền huyện Đồng Phú sử dụng các biện pháp hành chính để răn đe, giáo dục, thuyết phục số đối tượng chống đối; mặt khác, huy động lực lượng xuống hiện trường bảo vệ và trực tiếp giúp đồng bào trồng tỉa, canh tác trên đất được giao.
Để giúp đồng bào quản lý và canh tác hiệu quả trên đất thuộc Chương trình 134, các phường, xã đã tổ chức cho đồng bào sản xuất tập thể, hướng dẫn đồng bào bầu tổ trưởng, tổ phó, đồng thời huy động đoàn viên, hội viên tham gia lao động, hướng dẫn giúp đỡ đồng bào tổ chức sản xuất. Đến nay, toàn bộ diện tích đất thuộc Chương trình 134 đã được trồng cây công nghiệp ngắn ngày kết hợp với cây lâu năm, bước đầu tạo thu nhập ổn định cho các hộ dân được thụ hưởng.
Thứ năm, phải làm tốt công tác vận động quần chúng, động viên đồng bào dân tộc phát huy ý thức tự giác, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, tính đến nay, toàn bộ những nội dung, hạng mục hỗ trợ trong Chương trình 134 đã được thị xã hoàn thành 100% theo đúng kế hoạch đã đề ra và đang phát huy hiệu quả tích cực giúp đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Bên cạnh sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, để góp phần thực hiện có hiệu quả các nội dung, hạng mục của Chương trình, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp đã vận động các hộ dân có điều kiện kinh tế trong dòng tộc, trong cộng đồng đóng góp thêm tiền bạc, ngày công lao động để giúp đỡ các hộ đồng bào được thụ hưởng. Trên tinh thần Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, các hộ dân tự làm, đã có 93 hộ đồng bào được xây dựng nhà ở bỏ thêm từ 2 triệu đến 15 triệu đồng trên một căn nhà, do đó, chất lượng nhà ở trong Chương trình đều được bảo đảm. Bản thân các hộ dân được thụ hưởng Chương trình cũng chủ động giúp đỡ nhau về ngày công lao động, con giống, cây giống để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.
Thực tiễn và kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 134 của Thủ tướng Chính phủ ở Đồng Xoài sẽ là kinh nghiệm quý cho các địa phương trong tỉnh tổ chức và thực hiện tốt các dự án, các chương trình mục tiêu dành cho đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới./.
Vụ thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và dư luận thế giới  (29/05/2009)
Hội nghị AEMM-17: Tăng cường quan hệ hợp tác ASEAN-EU  (29/05/2009)
Người dân Việt Nam thực sự có quyền tự do tín ngưỡng  (29/05/2009)
Vai trò của dự trữ quốc gia trong việc bảo đảm an sinh xã hội  (29/05/2009)
Thế nào là một nước công nghiệp  (29/05/2009)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu chuyến thăm Hàn Quốc  (28/05/2009)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên