ASEAN cần là động lực chính giải quyết căng thẳng trên Biển Đông
Tham gia Hội thảo có các chuyên gia, học giả, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, quan hệ quốc tế và luật pháp đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Khai mạc Hội thảo, Giám đốc Stratcore, ông A.B. Mahapatra cho rằng Biển Đông là một trong những tuyến vận tải hàng hải quan trọng nhất cũng như có tiềm năng dầu mỏ khổng lồ, vì thế, tình trạng căng thẳng leo thang tại Biển Đông đã, đang và sẽ có những tác động to lớn đến an ninh khu vực.
Tại cuộc thảo luận, các diễn giả bày tỏ và trao đổi quan điểm về nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, như cơ sở pháp lý để các bên liên quan tuyên bố chủ quyền; sự can dự của Indonesia trong việc giúp tháo ngòi nổ xung đột.
Các diễn giả cũng thảo luận về tính trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và những thách thức an ninh khu vực nổi lên trong tình hình hiện nay; về chiến lược biển của Trung Quốc và chính sách xoay trục của Mỹ với châu Á; mối quan tâm và lợi ích gia tăng tại Biển Đông của các cường quốc bên ngoài khu vực khác như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand; cũng như những kịch bản có thể xảy ra tại Biển Đông trong thời gian tới.
Hầu hết các diễn giả đều bày tỏ quan ngại về những động thái của Trung Quốc trong tranh cãi chủ quyền với các nước láng giềng, đặc biệt là những diễn biến mới nhất trên Biển Đông.
Đồng thời, các diễn giả nhấn mạnh ASEAN và Trung Quốc cần phải nhanh chóng đạt được một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), bởi hòa bình, ổn định, tự do thương mại và vận tải trên Biển Đông nằm trong lợi ích của không chỉ các quốc gia ASEAN mà còn với nhiều cường quốc thế giới.
Tiến sĩ Leszek Buszynski thuộc Đại học Quốc gia Australia khẳng định “có rất ít cơ sở pháp lý cho đường 9 đoạn mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông và bản thân Trung Quốc cũng có khó khăn rất lớn trong việc tìm cách chứng minh” cho luận điệu của mình.
Trong khi đó, Giáo sư, Tiến sĩ K.S. Nathan thuộc Đại học Quốc gia Malaysia cũng cho rằng “việc sử dụng vũ lực để dọa nạt bất kỳ quốc gia có tranh chấp chủ quyền sẽ chỉ phản tác dụng và đó là lý do tại sao các đối tác bên ngoài giờ đây ngày càng quan tâm đến tranh chấp Biển Đông, bởi họ quan tâm đến lợi ích an toàn vận tải biển, tự do thông thương, tự do thương mại mà nhờ đó Đông Nam Á và châu Á đã phát triển thịnh vượng lâu nay”.
Bên cạnh đó, các diễn giả cũng cho rằng mặc dù còn nhiều thách thức khác trên Biển Đông đối với ASEAN như cướp biển, khủng bố, buôn người, song có thể nói rằng tranh cãi chủ quyền giờ đây là rào cản lớn nhất trong nỗ lực tạo ra một trật tự tốt đẹp trong khu vực của ASEAN.
Do vậy, điều cần thiết là ASEAN phải đóng vai trò lớn hơn như là động lực chính để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bởi “sử dụng biện pháp hòa bình là lựa chọn của chính chúng ta”, như lời của diễn giả Mira Permatasari thuộc Văn phòng Thư ký riêng của Tổng thống Indonesia./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Giám đốc WB tại Việt Nam  (29/05/2014)
Mô hình Đại học Quốc gia: Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện  (29/05/2014)
Đổi mới thể chế tài chính, nâng cao hiệu quả cân đối ngân sách  (29/05/2014)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt các cháu thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt tiêu biểu  (29/05/2014)
Thông cáo báo chí về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5-2014  (29/05/2014)
Việt Nam - Hàn Quốc đối thoại chiến lược về an ninh, quốc phòng  (29/05/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên