Hoạt động của Phó Thủ tướng tại Hội nghị “Tương lai châu Á"
23:18, ngày 23-05-2014
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tham dự Hội nghị quốc tế “Tương lai châu Á” lần thứ 20 tại Tokyo, Nhật Bản từ ngày 22 đến ngày 23-5.
Hội nghị năm nay có sự tham dự của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Malaysia Najib Razak, Tổng thư ký ASEAN, Bộ trưởng Thương mại New Zealand, Quốc Vụ khanh Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia, và nhiều chính khách, học giả uy tín trong và ngoài khu vực.
Với chủ đề “Châu Á vươn lên - Thông điệp cho 20 năm tới”, Hội nghị tập trung thảo luận về các nhân tố, vấn đề có ảnh hưởng đến tương lai châu Á như kinh tế Trung Quốc, vai trò và can dự của các nước lớn ở khu vực, các cặp quan hệ Nhật - Mỹ, Trung - Mỹ, Trung - Nhật, chính sách an ninh mới của Nhật Bản.
Tình hình căng thẳng tại Biển Đông do hành động trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc gây ra là chủ đề được đề cập nhiều tại Hội nghị. Bên cạnh đó, tiến trình hội nhập kinh tế khu vực, đặc biệt là việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng nhận được nhiều quan tâm và bình luận từ các diễn giả và các đại biểu của Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ quan điểm của Việt Nam về tương lai châu Á, nhấn mạnh bên cạnh tiềm năng phát triển to lớn, châu Á cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức đòi hỏi hợp tác và gắn kết chặt chẽ giữa các quốc gia trong nhiều lĩnh vực như đổi mới thể chế kinh tế, giao thương, khoa học công nghệ và đặc biệt là trong bảo đảm môi trường hòa bình và ổn định.
Để đạt được điều này, quan hệ giữa các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, cần được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền, tôn trọng luật pháp và tập quán quốc tế, và xây dựng lòng tin chiến lược với thực tâm, thái độ chân thành và những hành động thiết thực, trách nhiệm.
Về tình hình trên Biển Đông, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan nước sâu được hộ tống bởi nhiều tàu vũ trang quân sự và máy bay sâu trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam là hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Trung Quốc; nhấn mạnh thiện chí và nỗ lực của Việt Nam trong giải quyết vấn đề bằng các biện pháp hòa bình; song kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của Việt Nam.
Phó Thủ tướng cũng tái khẳng định cam kết của Việt Nam tiếp tục thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế và sử dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm an toàn và quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Bên lề Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã hội kiến với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và trao đổi về các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương cũng như về các vấn đề các bên cùng quan tâm vì một tương lai châu Á hòa bình, hợp tác và phát triển thịnh vượng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cảm ơn Chính phủ Nhật Bản và Singapore đã sớm lên tiếng ủng hộ lập trường chính đáng và hợp pháp của Việt Nam trước việc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời kêu gọi hai nước cùng cộng đồng quốc tế tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ phản đối các hành động vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông.
Thủ tướng Nhật Bản và Singapore bày tỏ quan ngại về diễn biến phức tạp trên Biển Đông, khẳng định quan điểm phải tuân thủ luật pháp quốc tế, kiềm chế không để xảy ra xung đột ảnh hưởng tới hòa bình ổn định khu vực, an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông.
Liên quan đến việc một số đối tượng lợi dụng việc nhân dân bày tỏ lòng yêu nước tại một số địa phương của Việt Nam vừa qua, Thủ tướng Lý Hiển Long đánh giá cao các biện pháp quyết liệt của Chính phủ Việt Nam.
Hai Thủ tướng Nhật Bản và Singapore đều khẳng định với việc Chính phủ Việt Nam cam kết bảo đảm môi trường đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài, hai nước sẽ tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư sang Việt Nam./.
Với chủ đề “Châu Á vươn lên - Thông điệp cho 20 năm tới”, Hội nghị tập trung thảo luận về các nhân tố, vấn đề có ảnh hưởng đến tương lai châu Á như kinh tế Trung Quốc, vai trò và can dự của các nước lớn ở khu vực, các cặp quan hệ Nhật - Mỹ, Trung - Mỹ, Trung - Nhật, chính sách an ninh mới của Nhật Bản.
Tình hình căng thẳng tại Biển Đông do hành động trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc gây ra là chủ đề được đề cập nhiều tại Hội nghị. Bên cạnh đó, tiến trình hội nhập kinh tế khu vực, đặc biệt là việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng nhận được nhiều quan tâm và bình luận từ các diễn giả và các đại biểu của Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ quan điểm của Việt Nam về tương lai châu Á, nhấn mạnh bên cạnh tiềm năng phát triển to lớn, châu Á cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức đòi hỏi hợp tác và gắn kết chặt chẽ giữa các quốc gia trong nhiều lĩnh vực như đổi mới thể chế kinh tế, giao thương, khoa học công nghệ và đặc biệt là trong bảo đảm môi trường hòa bình và ổn định.
Để đạt được điều này, quan hệ giữa các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, cần được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền, tôn trọng luật pháp và tập quán quốc tế, và xây dựng lòng tin chiến lược với thực tâm, thái độ chân thành và những hành động thiết thực, trách nhiệm.
Về tình hình trên Biển Đông, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan nước sâu được hộ tống bởi nhiều tàu vũ trang quân sự và máy bay sâu trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam là hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Trung Quốc; nhấn mạnh thiện chí và nỗ lực của Việt Nam trong giải quyết vấn đề bằng các biện pháp hòa bình; song kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của Việt Nam.
Phó Thủ tướng cũng tái khẳng định cam kết của Việt Nam tiếp tục thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế và sử dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm an toàn và quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Bên lề Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã hội kiến với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và trao đổi về các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương cũng như về các vấn đề các bên cùng quan tâm vì một tương lai châu Á hòa bình, hợp tác và phát triển thịnh vượng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cảm ơn Chính phủ Nhật Bản và Singapore đã sớm lên tiếng ủng hộ lập trường chính đáng và hợp pháp của Việt Nam trước việc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời kêu gọi hai nước cùng cộng đồng quốc tế tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ phản đối các hành động vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông.
Thủ tướng Nhật Bản và Singapore bày tỏ quan ngại về diễn biến phức tạp trên Biển Đông, khẳng định quan điểm phải tuân thủ luật pháp quốc tế, kiềm chế không để xảy ra xung đột ảnh hưởng tới hòa bình ổn định khu vực, an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông.
Liên quan đến việc một số đối tượng lợi dụng việc nhân dân bày tỏ lòng yêu nước tại một số địa phương của Việt Nam vừa qua, Thủ tướng Lý Hiển Long đánh giá cao các biện pháp quyết liệt của Chính phủ Việt Nam.
Hai Thủ tướng Nhật Bản và Singapore đều khẳng định với việc Chính phủ Việt Nam cam kết bảo đảm môi trường đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài, hai nước sẽ tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư sang Việt Nam./.
"Vinh quang Việt Nam": Tôn vinh cảnh sát biển và ngư dân  (23/05/2014)
Chủ tịch nước tiếp lãnh đạo tập đoàn thép của Nhật Bản  (23/05/2014)
Bình Dương hỗ trợ doanh nghiệp sớm ổn định sản xuất  (23/05/2014)
Việt Nam kêu gọi quốc tế tăng ứng phó với biến đổi khí hậu  (23/05/2014)
Tọa đàm tại Argentina về Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy  (23/05/2014)
Tọa đàm tại Argentina về Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy  (23/05/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên