Đại lễ Vesak 2014 hướng đến một thế giới hòa bình
22:39, ngày 09-05-2014
Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc 2014 với chủ đề “Phật giáo góp phần thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc” diễn ra từ ngày 7 đến ngày 11-5, tại Bái Đính, tỉnh Ninh Bình, thu hút hơn 1.000 đại biểu quốc tế cùng đông đảo tăng ni, Phật tử và du khách thập phương tham dự.
Tất cả các hoạt động trong khuôn khổ của Đại lễ, những thông điệp của các đại biểu đều hướng đến một thế giới hòa bình, con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trong thông điệp gửi tới Đại lễ Phật đản năm nay, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi mỗi người hãy vượt lên trên lợi ích cá nhân hẹp hòi, mở rộng trái tim và vòng tay để giúp đỡ những người nghèo khó. Tất cả hãy cam kết làm việc cùng nhau vì lợi ích chung cho sự tiến bộ của toàn thể nhân loại.
Hòa thượng Thích Toàn Đức, Phó trưởng Ban Thường trực, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng cho rằng mục đích tối thượng của đạo Phật là vì hạnh phúc, an lạc cho chúng sinh. Đây như là bản tuyên ngôn về sự bình đẳng và tôn trọng quyền sống của con người. Có thể nói rằng, trong tư tưởng của Đức Phật chứa đựng khá nhiều nội dung mà hiện nay, loài người đang phải đối mặt và tìm hướng giải quyết.
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2014 cho biết không chỉ bàn luận các vấn đề học thuật đơn thuần, tại Đại lễ Phật đản lần này, thông qua các nghi lễ tâm linh Phật giáo, chương trình văn hóa, nghệ thuật đề cao giá trị văn hóa bản địa của từng quốc gia để chuyển tải thông điệp hòa bình và phát triển bền vững.
Các vấn đề được nêu ra tại Đại lễ không dừng lại ở bàn nghị sự và lời nguyện cầu tâm linh. Ngược lại, tất cả các hoạt động tại Đại lễ Phật đản như là một lời kêu gọi hành động gửi tới nhà lãnh đạo các nước trên thế giới, đó là "Hãy cùng đoàn kết, tích cực tham gia giải quyết các vấn nạn xã hội của thời đại, hướng tới việc hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc."
Nhà nghiên cứu các vấn đề xã hội Santosh K.Gupta, đại biểu đến từ Viện Nghiên cứu Academy (Hàn Quốc) nêu ý kiến môi trường hòa bình là một trong những điều kiện quan trọng để các nước thực hiện và hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ.
Ông Santosh K.Gupta chia sẻ, tham dự Đại lễ lần này là cơ hội tốt để thu thập thêm tư liệu phục vụ cho công việc, cũng như giúp ông hiểu thêm về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam.
Vinh dự được mời tham dự Đại lễ, ông Mahatheso Ven. Upannya Jota, đại biểu đến từ Bangladesh nhận xét đây là sự kiện có quy mô lớn, số người tham gia đông, song Việt Nam đã chuẩn bị hết sức chu đáo. Công tác an ninh, trật tự, cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ ăn, nghỉ được đảm bảo, phương tiện đi lại khá thuận tiện. Các bạn tình nguyện viên tham gia phục vụ Đại lễ rất nhiệt tình, năng động, người dân thân thiện và mến khách./.
Trong thông điệp gửi tới Đại lễ Phật đản năm nay, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi mỗi người hãy vượt lên trên lợi ích cá nhân hẹp hòi, mở rộng trái tim và vòng tay để giúp đỡ những người nghèo khó. Tất cả hãy cam kết làm việc cùng nhau vì lợi ích chung cho sự tiến bộ của toàn thể nhân loại.
Hòa thượng Thích Toàn Đức, Phó trưởng Ban Thường trực, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng cho rằng mục đích tối thượng của đạo Phật là vì hạnh phúc, an lạc cho chúng sinh. Đây như là bản tuyên ngôn về sự bình đẳng và tôn trọng quyền sống của con người. Có thể nói rằng, trong tư tưởng của Đức Phật chứa đựng khá nhiều nội dung mà hiện nay, loài người đang phải đối mặt và tìm hướng giải quyết.
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2014 cho biết không chỉ bàn luận các vấn đề học thuật đơn thuần, tại Đại lễ Phật đản lần này, thông qua các nghi lễ tâm linh Phật giáo, chương trình văn hóa, nghệ thuật đề cao giá trị văn hóa bản địa của từng quốc gia để chuyển tải thông điệp hòa bình và phát triển bền vững.
Các vấn đề được nêu ra tại Đại lễ không dừng lại ở bàn nghị sự và lời nguyện cầu tâm linh. Ngược lại, tất cả các hoạt động tại Đại lễ Phật đản như là một lời kêu gọi hành động gửi tới nhà lãnh đạo các nước trên thế giới, đó là "Hãy cùng đoàn kết, tích cực tham gia giải quyết các vấn nạn xã hội của thời đại, hướng tới việc hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc."
Nhà nghiên cứu các vấn đề xã hội Santosh K.Gupta, đại biểu đến từ Viện Nghiên cứu Academy (Hàn Quốc) nêu ý kiến môi trường hòa bình là một trong những điều kiện quan trọng để các nước thực hiện và hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ.
Ông Santosh K.Gupta chia sẻ, tham dự Đại lễ lần này là cơ hội tốt để thu thập thêm tư liệu phục vụ cho công việc, cũng như giúp ông hiểu thêm về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam.
Vinh dự được mời tham dự Đại lễ, ông Mahatheso Ven. Upannya Jota, đại biểu đến từ Bangladesh nhận xét đây là sự kiện có quy mô lớn, số người tham gia đông, song Việt Nam đã chuẩn bị hết sức chu đáo. Công tác an ninh, trật tự, cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ ăn, nghỉ được đảm bảo, phương tiện đi lại khá thuận tiện. Các bạn tình nguyện viên tham gia phục vụ Đại lễ rất nhiệt tình, năng động, người dân thân thiện và mến khách./.
Khởi tố 6 cán bộ ngành đường sắt trong nghi án hối lộ JTC  (09/05/2014)
Hội Luật gia phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép  (09/05/2014)
Chủ tịch nước yêu cầu rà soát vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm  (09/05/2014)
Nga và các nước kỷ niệm trọng thể Ngày Chiến thắng phát xít  (09/05/2014)
Hội Dầu khí phản đối hoạt động bất hợp pháp của CNOOC  (09/05/2014)
Việt Nam thực hiện mạnh mẽ cam kết phát triển bền vững  (09/05/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên