Việt Nam khẳng định nỗ lực bảo vệ quyền người khuyết tật
Ngày 19-3, tại khóa họp lần thứ 25 diễn ra ở Geneva (Thụy Sĩ), Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã tiến hành một số hoạt động quan trọng liên quan đến quyền của một số nhóm xã hội yếu thế, gồm Phiên đối thoại với chuyên gia độc lập về các vấn đề thiểu số và Phiên thảo luận thường niên về quyền của người khuyết tật.
Trong phát biểu của mình, đại diện Việt Nam đã hoan nghênh đóng góp của chuyên gia độc lập và nỗ lực của các cơ quan Liên hợp quốc cũng như chính phủ các nước trong việc chống phân biệt đối xử và bất bình đẳng, cũng như những tác động tới việc thụ hưởng các quyền cơ bản của các nhóm dân tộc thiểu số.
Đại diện Việt Nam chia sẻ quan điểm rằng nhiệm vụ của các cơ chế liên quan của Liên hợp quốc trong lĩnh vực này là thúc đẩy đối thoại và hợp tác nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của các cộng đồng thiểu số và đóng góp vào cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc.
Đồng thời, đại diện Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là quan tâm, bảo vệ và thúc đẩy các quyền và lợi ích chính đáng của cộng đồng thiểu số về mọi mặt đời sống trên nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết cùng tiến bộ giữa tất cả các cộng đồng sắc tộc.
Đại diện Việt Nam khẳng định hệ thống chính sách, pháp luật chung của Việt Nam cũng được xây dựng theo hướng bảo đảm các chính sách phát triển kinh tế - xã hội có tính tới những nhu cầu của các cộng đồng thiểu số.
Từ năm 2006 đến nay, có khoảng 160 văn bản pháp luật được ban hành theo hướng này.
Năm 2013, Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 đã được phê duyệt và triển khai với mục tiêu là phấn đấu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các cộng đồng dân tộc dựa trên phát triển bền vững và phát huy giá trị văn hóa.
Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, nhất là thông qua giáo dục.
Từ năm 2012, 12 thứ tiếng dân tộc thiểu số đã được đưa vào giảng dạy tại 32 tỉnh, thành.
Với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đang triển khai thí điểm giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số tại một số tỉnh, thành và xây dựng kế hoạch sớm mở rộng mô hình này.
Tại Phiên thảo luận về quyền của người khuyết tật, đại diện đoàn Việt Nam hoan nghênh các cơ quan Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đã quan tâm, hỗ trợ người khuyết tật tham gia bình đẳng và hưởng thụ các quyền trong cuộc sống, nhất là quyền giáo dục.
Trong những năm qua, mặc dù còn hết sức khó khăn, Chính phủ và nhân dân Việt Nam vẫn luôn luôn quan tâm và nỗ lực rất cao để hỗ trợ những người khuyết tật, tạo điều kiện cho họ hưởng thụ ngày càng tốt hơn các quyền con người, trong đó có quyền về giáo dục.
Hiện nay, Việt Nam vẫn còn tiếp tục phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại với tỷ lệ người khuyết tật cao.
Việt Nam mong tiếp tục nhận được sự hợp tác và hỗ trợ tích cực của các nước, các tổ chức quốc tế nhằm tạo điều kiện để những người khuyết tật có thể hưởng thụ tối đa các quyền con người, đặc biệt là quyền về giáo dục.
Đại diện Việt Nam cũng tái khẳng định các cam kết và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam về hỗ trợ, thúc đẩy bảo vệ quyền của người khuyết tật, trong đó có việc tham gia Công ước Liên hợp quốc về Người khuyết tật, việc thông qua luật và Đề án giai đoạn 2010 - 2020 về hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam.
Khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 - 2016, Việt Nam đã giới thiệu 14 cam kết tự nguyện, trong đó có những cam kết quan trọng như Việt Nam sẽ xây dựng các cơ chế chính sách, tăng cường nguồn lực nhằm bảo đảm an sinh xã hội và các quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, trong đó có các cộng đồng dân tộc thiểu số, người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em; sớm hoàn thành thủ tục phê chuẩn Công ước về Quyền của người khuyết tật./.
Một số giải pháp xây dựng chi bộ tốt hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (20/03/2014)
Một số giải pháp xây dựng chi bộ tốt hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (20/03/2014)
Tinh giản biên chế, hướng tới nền hành chính chuyên nghiệp  (20/03/2014)
Muốn phát triển kinh tế, phải lấy nông nghiệp làm gốc  (20/03/2014)
Vai trò của Chính phủ trong quá trình sửa đổi, bổ sung và tổ chức thi hành Hiến pháp  (19/03/2014)
Lan tỏa sức trẻ ở Lai Châu  (19/03/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên