Việt Nam dự phiên thảo luận về nhân quyền thế giới
Chiều 06-3-2014, tại khoá họp thường kỳ thứ 25, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) tiến hành thảo luận báo cáo của Cao ủy Nhân quyền về tình hình nhân quyền thế giới trong năm 2013.
Thay mặt đoàn Việt Nam, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoàng Chí Trung đã có phát biểu đóng góp tại phiên thảo luận.
Vụ trưởng Hoàng Chí Trung nhấn mạnh, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trước hết thuộc về trách nhiệm của mỗi quốc gia, đồng thời cho rằng hợp tác quốc tế về nhân quyền, như hỗ trợ kỹ thuật, có đóng góp hiệu quả cho công tác này.
Theo Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao, phát biểu tại buổi thảo luận báo cáo của Cao ủy Nhân quyền về tình hình nhân quyền thế giới trong năm 2013 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc diễn ra chiều 06-3-2014, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoàng Chí Trung ghi nhận các nội dung tích cực được nêu trong báo cáo, đồng thời chia sẻ với cộng đồng quốc tế đang đối mặt nhiều khó khăn, thách thức để đảm bảo việc thụ hưởng các quyền và tự do cho người dân.
Vụ trưởng Hoàng Chí Trung khẳng định, các chính sách kinh tế - xã hội cần đảm bảo tất cả các quyền cơ bản về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, dân sự của người dân, và có sự quan tâm phù hợp đến các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em.
Đại diện Việt Nam cũng ghi nhận nỗ lực của cộng đồng quốc tế, các cơ chế nhân quyền của Liên hợp quốc, Cao ủy Nhân quyền và Văn phòng Cao ủy trong việc thúc đẩy đối thoại và hợp tác về nhân quyền, trong đó có Cơ chế Rà soát phổ quát định kỳ UPR./.
Tổng Bí thư nói chuyện tại Lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng  (07/03/2014)
Nghị viện Crưm nhất trí trở thành một phần thuộc Liên bang Nga  (06/03/2014)
Cơ sở đánh giá năng lực của Đảng Cộng sản cầm quyền  (06/03/2014)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên