Mít tinh kỷ niệm 105 năm ngày sinh đồng chí Ngô Gia Tự
15:13, ngày 03-12-2013
TCCSĐT - Ngày 02-12, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân nhân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn đã long trọng tổ chức mít tinh kỷ niệm 105 năm ngày sinh của đồng chí Ngô Gia Tự (03-12-1908 - 03-12-2013), một chiến sĩ cách mạng tiền bối thế hệ đầu tiên của Đảng ta.
Tham dự lễ mít tinh có các đồng chí: Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Trần Văn Túy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh; các đồng chí đại diện các ban, ngành của Trung ương; các đồng chí Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các ban, ngành của tỉnh Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, xã Tam Sơn; đông đảo đại diện các thế hệ lãnh đạo của tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Giang, thị xã Từ Sơn; đại diện nhân dân xã Tam Sơn và dòng tộc Ngô Gia.
Phát biểu tại lễ mít tinh, đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ôn lại cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của đồng chí Ngô Gia Tự. Đồng chí nhấn mạnh: đồng chí Ngô Gia Tự là người con ưu tú của quê hương Bắc Ninh, người cộng sản kiên trung, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, là một trong những người sáng lập Đảng ta. Hôm nay, kỷ niệm 105 năm ngày sinh của đồng chí là dịp để chúng ta tưởng nhớ, tôn vinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của đồng chí; trân trọng hơn những đóng góp to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và nhân dân ta.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Ngô Gia Tự tuy không dài, đồng chí đã hy sinh khi tuổi đời mới 27, nhưng đồng chí đã đóng góp rất to lớn cho sự nghiệp cách mạng, nhất là khi đất nước ta còn chìm trong đói khổ, lầm than, lạc hậu của chế độ thực dân Pháp và phong kiến hà khắc, khi Đảng ta mới hình thành còn trong trứng nước. Đồng chí Ngô Gia Tự đã nắm vững những tư tưởng yêu nước, cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thể hiện trong “Đường cách mạng”, đã nắm vững phép tư duy lô-gích biện chứng, đi tiên phong trong việc vận dụng “Đường cách mạng” vào thực tiễn cách mạng Việt Nam trong giai đoạn những năm 1926 - 1935. Là một chiến sĩ cách mạng trung kiên, luôn gắn bó với các tầng lớp công nhân, nông dân, trí thức, nhân dân lao động, luôn đặt lợi ích của cách mạng và Tổ quốc lên trên lợi ích cá nhân, đồng chí Ngô Gia Tự xứng đáng là tấm gương để mỗi chúng ta noi theo.
Phát biểu tại lễ mít tinh, thay mặt Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh, đồng chí Trần Văn Túy, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh một lần nữa khẳng định lại những cống hiến to lớn của đồng chí Ngô Gia Tự với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và bày tỏ niềm tự hào là quê hương của đồng chí Ngô Gia Tự. Cùng với những thành quả của sự nghiệp đổi mới và tinh thần cách mạng của đồng chí Ngô Gia Tự, Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh đã đoàn kết, thống nhất khắc phục khó khăn, vươn lên hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, sau 16 năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Năm 2013 kinh tế của tỉnh vẫn tăng trưởng ổn định, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 11,8%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 60,7% so với năm 2012, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, thu Ngân sách nhà nước 11.533 tỷ, đạt 100,4% dự toán, tăng 22,1% so với năm 2012. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp, đáp ứng mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ.
Các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài được đẩy mạnh; nhiều dự án quy mô lớn đi vào hoạt động. Công tác quản lý đầu tư được tăng cường, công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được chú trọng, các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao tiếp tục phát triển. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được đảm bảo; trong đó đã đẩy mạnh xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở công nhân. Công tác tổ chức xây dựng Đảng đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Chất lượng tổ chức cơ sở Đảng từng bước được nâng lên. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã đi vào nền nếp. Đồng chí Trần Văn Túy cho biết, Tỉnh ủy đang chỉ đạo rất quyết liệt để Bắc Ninh trở thành “Tỉnh Công nghiệp” và thành phố Bắc Ninh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.
Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã giao cho Ban Tuyên giáo Trung ương và các bộ, ngành có liên quan phối hợp với Tỉnh ủy Bắc Ninh chỉ đạo việc xây dựng các công trình thuộc quần thể Khu Lưu niệm đồng chí Ngô Gia Tự. Sáng 01-12, tại xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đại diện Tỉnh ủy, Hội đồng nhân nhân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, xã Tam Sơn và đại diện dòng tộc Ngô Gia đã cắt băng khánh thành Khu Lưu niệm, tượng đài Ngô Gia Tự và dâng hương trước anh linh của người chiến sĩ cách mạng tiền bối tại công viên mang tên ông. Tượng đài đồng chí Ngô Gia Tự cao 7,2 m, đứng trên bệ cao 3,6 m với dáng đứng đang diễn thuyết trước đông đảo quần chúng. Phía sau là bức phù điêu dài 45 m, cao 6,3 m (không kể phần bệ) mô tả cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Ngô Gia Tự, từ khi ở trường Bưởi, lăn lộn trong phong trào công nhân, nông dân, binh lính, đến khi đứng trước Phiên tòa Đại hình lên án chế độ xâm lược, bóc lột, áp bức của thực dân Pháp, rồi những năm tháng bị giam cầm ở nhà tù Côn Đảo và hình ảnh vượt Côn Đảo trở về đất liền.
Tại lễ mít tinh, đồng chí Tô Huy Rứa đề nghị Tỉnh ủy Bắc Ninh chỉ đạo quản lý, sử dụng để công trình này thực sự trở thành một di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu, góp phần giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về tấm gương chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc của người chiến sĩ cộng sản tiền bối của Đảng ta./.
Phát biểu tại lễ mít tinh, đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ôn lại cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của đồng chí Ngô Gia Tự. Đồng chí nhấn mạnh: đồng chí Ngô Gia Tự là người con ưu tú của quê hương Bắc Ninh, người cộng sản kiên trung, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, là một trong những người sáng lập Đảng ta. Hôm nay, kỷ niệm 105 năm ngày sinh của đồng chí là dịp để chúng ta tưởng nhớ, tôn vinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của đồng chí; trân trọng hơn những đóng góp to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và nhân dân ta.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Ngô Gia Tự tuy không dài, đồng chí đã hy sinh khi tuổi đời mới 27, nhưng đồng chí đã đóng góp rất to lớn cho sự nghiệp cách mạng, nhất là khi đất nước ta còn chìm trong đói khổ, lầm than, lạc hậu của chế độ thực dân Pháp và phong kiến hà khắc, khi Đảng ta mới hình thành còn trong trứng nước. Đồng chí Ngô Gia Tự đã nắm vững những tư tưởng yêu nước, cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thể hiện trong “Đường cách mạng”, đã nắm vững phép tư duy lô-gích biện chứng, đi tiên phong trong việc vận dụng “Đường cách mạng” vào thực tiễn cách mạng Việt Nam trong giai đoạn những năm 1926 - 1935. Là một chiến sĩ cách mạng trung kiên, luôn gắn bó với các tầng lớp công nhân, nông dân, trí thức, nhân dân lao động, luôn đặt lợi ích của cách mạng và Tổ quốc lên trên lợi ích cá nhân, đồng chí Ngô Gia Tự xứng đáng là tấm gương để mỗi chúng ta noi theo.
Phát biểu tại lễ mít tinh, thay mặt Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh, đồng chí Trần Văn Túy, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh một lần nữa khẳng định lại những cống hiến to lớn của đồng chí Ngô Gia Tự với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và bày tỏ niềm tự hào là quê hương của đồng chí Ngô Gia Tự. Cùng với những thành quả của sự nghiệp đổi mới và tinh thần cách mạng của đồng chí Ngô Gia Tự, Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh đã đoàn kết, thống nhất khắc phục khó khăn, vươn lên hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, sau 16 năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Năm 2013 kinh tế của tỉnh vẫn tăng trưởng ổn định, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 11,8%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 60,7% so với năm 2012, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, thu Ngân sách nhà nước 11.533 tỷ, đạt 100,4% dự toán, tăng 22,1% so với năm 2012. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp, đáp ứng mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ.
Các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài được đẩy mạnh; nhiều dự án quy mô lớn đi vào hoạt động. Công tác quản lý đầu tư được tăng cường, công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được chú trọng, các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao tiếp tục phát triển. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được đảm bảo; trong đó đã đẩy mạnh xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở công nhân. Công tác tổ chức xây dựng Đảng đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Chất lượng tổ chức cơ sở Đảng từng bước được nâng lên. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã đi vào nền nếp. Đồng chí Trần Văn Túy cho biết, Tỉnh ủy đang chỉ đạo rất quyết liệt để Bắc Ninh trở thành “Tỉnh Công nghiệp” và thành phố Bắc Ninh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.
Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã giao cho Ban Tuyên giáo Trung ương và các bộ, ngành có liên quan phối hợp với Tỉnh ủy Bắc Ninh chỉ đạo việc xây dựng các công trình thuộc quần thể Khu Lưu niệm đồng chí Ngô Gia Tự. Sáng 01-12, tại xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đại diện Tỉnh ủy, Hội đồng nhân nhân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, xã Tam Sơn và đại diện dòng tộc Ngô Gia đã cắt băng khánh thành Khu Lưu niệm, tượng đài Ngô Gia Tự và dâng hương trước anh linh của người chiến sĩ cách mạng tiền bối tại công viên mang tên ông. Tượng đài đồng chí Ngô Gia Tự cao 7,2 m, đứng trên bệ cao 3,6 m với dáng đứng đang diễn thuyết trước đông đảo quần chúng. Phía sau là bức phù điêu dài 45 m, cao 6,3 m (không kể phần bệ) mô tả cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Ngô Gia Tự, từ khi ở trường Bưởi, lăn lộn trong phong trào công nhân, nông dân, binh lính, đến khi đứng trước Phiên tòa Đại hình lên án chế độ xâm lược, bóc lột, áp bức của thực dân Pháp, rồi những năm tháng bị giam cầm ở nhà tù Côn Đảo và hình ảnh vượt Côn Đảo trở về đất liền.
Tại lễ mít tinh, đồng chí Tô Huy Rứa đề nghị Tỉnh ủy Bắc Ninh chỉ đạo quản lý, sử dụng để công trình này thực sự trở thành một di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu, góp phần giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về tấm gương chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc của người chiến sĩ cộng sản tiền bối của Đảng ta./.
Văn phòng Chính phủ: Họp báo thường kỳ tháng 11-2013  (02/12/2013)
Kỷ niệm 111 năm ngày sinh nhà yêu nước Nguyễn Thái Học  (02/12/2013)
2014: Các mức viện trợ dành cho Việt Nam sẽ không giảm  (02/12/2013)
TPP mở ra cơ hội hợp tác cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ  (02/12/2013)
Phó Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc tại Belarus  (02/12/2013)
ASEAN - Điểm đầu tư hấp dẫn đối với doanh nghiệp Nhật Bản  (02/12/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển