Kỷ niệm 111 năm ngày sinh nhà yêu nước Nguyễn Thái Học
Tại lễ dâng hương, cán bộ, nhân dân tỉnh Yên Bái đã ôn lại quá trình hoạt động cách mạng, những đóng góp to lớn của nhà yêu nước Nguyễn Thái Học trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.
Đặc biệt, thành phố Yên Bái còn tổ chức các hoạt động tuyên truyền về nhà yêu nước Nguyễn Thái Học và cuộc khởi nghĩa Yên Bái tới đông đảo cán bộ, đảng viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nhằm giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc.
Ông sinh ngày 2-12-1902 tại làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Đêm 24-12-1927, Việt Nam Quốc dân Đảng được thành lập, Nguyễn Thái Học được Hội nghị bầu làm Chủ tịch Đảng. Dưới sự lãnh đạo của ông, Việt Nam Quốc dân Đảng đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển cơ sở trong tầng lớp dân chúng trên cả nước.
Các lãnh đạo chủ chốt của Đảng đã quyết định tiến hành một cuộc "tổng khởi nghĩa vũ trang" mang tên Khởi nghĩa Yên Bái. Tuy nhiên do không có sự phối hợp chặt chẽ nên cuộc khởi nghĩa đã bị thực dân Pháp đàn áp.
Ngày 17-6-1930, thực dân Pháp đã hành quyết Nguyễn Thái Học và 12 chiến sỹ khác của Việt Nam Quốc dân Đảng tại Yên Bái. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái tuy thất bại nhưng thực sự là một dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Di tích khu mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sỹ trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái nằm trong khuôn viên công viên Yên Hòa (rộng 30ha) thuộc phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái.
Năm 1990, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) đã công nhận đây là di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngày nay, khu di tích thường xuyên được tôn tạo, nâng cấp, thu hút ngày càng nhiều bà con, du khách tới thăm viếng./.
TPP mở ra cơ hội hợp tác cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ (02/12/2013)
Phó Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc tại Belarus (02/12/2013)
- Xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kiên định đường lối đổi mới, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hướng tới xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững
- Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững
- Bộ đội Biên phòng với các giải pháp đột phá để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Đổi mới tư duy pháp lý về an ninh mạng trong kỷ nguyên mới
-
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982: Bốn mươi năm vì hòa bình, phát triển bền vững biển và đại dương