ASEAN - Điểm đầu tư hấp dẫn đối với doanh nghiệp Nhật Bản
Đây là kết quả của cuộc thăm dò gần 500 công ty Nhật Bản hoạt động ở nước ngoài do Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) vừa tiến hành và công bố ngày 2-12.
Theo danh sách, ASEAN là một trong những khu vực hấp dẫn với các nhà đầu tư Nhật Bản khi có tới chín nền kinh tế trong số này nằm trong tốp 20.
Indonesia đã vươn lên vị trí dẫn dầu trong danh sách các điểm đầu tư hấp dẫn nhất. Trong khi đó, Trung Quốc từ vị trí đầu tiên bị tụt hạng xuống vị trí thứ tư, Ấn Độ xếp ở vị trí thứ hai và Thái Lan ở vị trí thứ ba.
Chuyên gia của JBIC Shinji Ayuha cho biết bản danh sách chính là sự đánh giá lại của Nhật Bản về ASEAN. Kết quả cho thấy sau khi các công ty Nhật Bản đã đầu tư vào ASEAN với tư cách là những cơ sở sản xuất lâu dài, họ đang ngày càng nhận ra rằng đây thực sự là những thị trường tiềm năng.
Trong danh sách 20 điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất đối với doanh nghiệp Nhật Bản còn có Mexico, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
JBIC đã yêu cầu các công ty Nhật Bản hoạt động ở nước ngoài chọn ra năm quốc gia hay vùng lãnh thổ mà họ cho là có sức hấp dẫn nhất cho hoạt động đầu tư trong vòng ba năm tới.
Trong số gần 500 công ty trả lời, 44,9% chọn Indonesia, trong khi tỷ lệ chọn Trung Quốc giảm mạnh từ mức 62,1% trong cuộc thăm dò lần trước xuống còn 37,5% trong cuộc thăm dò lần này. Đây là lần đầu tiên sau 21 năm qua, Trung Quốc bị loại ra khỏi vị trí này.
Trong các công ty loại Trung Quốc ra khỏi vị trí số một, cứ 10 công ty có bốn công ty trả lời nguyên nhân do giá thuê nhân công tăng và những khó khăn trong việc thuê đủ nhân công.
Ngoài ra, các công ty cũng nêu ra các vấn đề khiến họ không còn ưa thích thị trường này như trước gồm tình trạng kinh tế trì trệ và căng thẳng trong quan hệ song phương trong thời gian gần đây./.
Thành phố Hồ Chí Minh và New South Wales hợp tác đào tạo nghề  (02/12/2013)
Noi gương đồng chí Ngô Gia Tự - người chiến sỹ cộng sản lỗi lạc  (02/12/2013)
Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực Hiến pháp sửa đổi  (02/12/2013)
Kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam  (02/12/2013)
Tạm thời, hạn chế nhưng vô cùng quan trọng  (02/12/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên