Năm 2013 đối mặt với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan
10:58, ngày 15-11-2013
2013 là năm có mức nước biển dâng cao kỷ lục và có nhiệt độ cao thứ 10 kể từ năm 1850. Đây là kết luận trong báo cáo thường niên công bố ngày 13-11 của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) thuộc Liên hợp quốc.
Theo báo cáo của WMO, mực nước biển toàn cầu đạt mức kỷ lục vào tháng 3-2013. Tốc độ mực nước biển dâng hiện tại là 3,2mm/năm, cao gấp đôi con số 1,6mm/năm của thế kỷ XX. Tổng Thư ký WMO Michel Jarraud nhận định mực nước biển dâng cao là một trong những nguyên nhân khiến các quốc gia ven biển chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan, tương tự như trường hợp của Philippines với gần 2.000 người bị thiệt mạng do siêu bão Haiyan.
Cũng theo báo cáo trên, 2013 còn là năm có nhiệt độ cao thứ 10 kể từ khi giới khoa học bắt đầu thu thập các dữ liệu nghiên cứu nhiệt độ toàn cầu vào năm 1850. Nếu tính riêng trong 9 tháng đầu năm nay thì đây là năm nhiệt độ cao thứ bảy. Cụ thể, tính đến tháng 9-2013, nhiệt độ mặt đất và bề mặt đại dương đo được cao hơn 0,48°C so với mức trung bình của giai đoạn 1961 - 1990. Trong đó, mức nhiệt cao nhất được ghi nhận tại Australia, miền Bắc Bắc Mỹ, Đông Bắc Nam Mỹ, Bắc Phi và nhiều khu vực tại đại lục Á - Âu.
Trong khi đó, băng ở Bắc Cực tiếp tục tan chảy mặc dù tốc độ giảm nhẹ so với năm 2012. Tuy nhiên, tại Nam Cực, lượng băng lại tăng lên 19,47 triệu km², tăng gần 3% so với giai đoạn 1981 - 2010. Các chuyên gia cho rằng thay đổi trong dòng khí lưu và hải lưu có thể là nguyên nhân của hiện tượng này.
Trong khi đó, băng ở Bắc Cực tiếp tục tan chảy mặc dù tốc độ giảm nhẹ so với năm 2012. Tuy nhiên, tại Nam Cực, lượng băng lại tăng lên 19,47 triệu km², tăng gần 3% so với giai đoạn 1981 - 2010. Các chuyên gia cho rằng thay đổi trong dòng khí lưu và hải lưu có thể là nguyên nhân của hiện tượng này.
Trong một báo cáo công bố hồi tuần trước, WMO cho biết, năm 2012 tỷ lệ tích tụ khí thải nhà kính trong không khí tăng lên mức kỷ lục 393,1 ppm, cao hơn 2,2 ppm so với năm 2011 và tăng 41% kể từ năm 1750, thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu.
Theo ông M. Jarraud, mực nước biển sẽ tiếp tục dâng cao trong các năm tới bởi hơn 90% nhiệt lượng từ khí thải nhà kính được hấp thụ vào đại dương, khiến nhiệt độ nước biển không ngừng ấm lên, kéo theo đó là hiện tượng tan băng. Giới chuyên gia cảnh báo nếu loài người không sớm có hành động đối phó với lượng khí thải khổng lồ, thế giới sẽ không tránh được việc phải đối mặt với những thảm họa nghiêm trọng bao gồm siêu bão, khan hiếm nước, nhiều loài động vật tuyệt chủng, hạn hán, biển xâm lấn đất và dịch bệnh.
Báo cáo mới nhất của WMO được đưa ra vào thời điểm đang diễn ra Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Warsaw (Ba Lan)./.
Hội nghị mạng lưới các thành phố lớn châu Á thế kỷ XXI lần thứ 12  (15/11/2013)
Từ triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh nghĩ về công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay  (15/11/2013)
Công điện của Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương về chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới  (15/11/2013)
Quốc hội phê chuẩn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ  (15/11/2013)
Chủ tịch Quốc hội dự Ngày hội đại đoàn kết ở Hà Nội  (15/11/2013)
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay