"Tiềm năng hợp tác Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn"
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, ODA của Nhật Bản đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam...
Chiều 30-10-2013, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) do Chủ tịch Ủy ban hợp tác kinh tế Mê Công - Nhật Bản Watanabe Kohei thuộc JCCI dẫn đầu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả làm việc giữa đoàn JCCI với lãnh đạo một số bộ, ngành chức năng của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, chuyến thăm và làm việc của đoàn sẽ là góp tích tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Nhật Bản
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, quan hệ hợp tác Việt Nam và Nhật Bản thời gian qua có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ, hiện Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam; thương mại giữa hai nước tăng nhanh qua các năm, Nhật Bản là một trong những bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng, những kết quả đạt được là rất đáng mừng, song tiềm năng, lợi thế hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, nhất là tiềm năng hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư.
Chính phủ Việt Nam sẽ luôn tạo các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Nhật Bản sang hợp tác đầu tư hiệu quả tại Việt Nam, coi sự thành công của các nhà đầu tư Nhật Bản cũng chính là sự thành công của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.
Với tinh thần chung như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn JCCI tiếp tục có những đóng góp tích cực vào thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đồng thời đề nghị Ủy ban hợp tác kinh tế Mê Công - Nhật Bản quan tâm thúc đẩy hơn nữa hợp tác đầu tư của Nhật Bản vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ luôn quan tâm cải thiện môi trường đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp của nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng sang hợp tác đầu tư.
Cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian tiếp đoàn, ông Watanabe Kohei cho biết mục đích đoàn JCCI sang Việt Nam lần này dự đối thoại giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam với JCCC và làm việc với một số cơ quan chức năng của Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư... giữa hai nước.
Chủ tịch Ủy ban hợp tác kinh tế Mê Công - Nhật Bản Watanabe Kohei cũng cho biết, đi với đoàn JCCI có nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản mong muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam; trong đó có các nhà đầu về công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, công nghệ thông tin, năng lượng, nông nghiệp, môi trường...
Chủ tịch Ủy ban hợp tác kinh tế Mê Công - Nhật Bản Watanabe Kohei mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản sang hợp tác đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Đồng thời khẳng định, JCCI sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, chức năng của Việt Nam trong thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Nhật Bản và Việt Nam./.
"Mỹ sẵn sàng giúp lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam"  (31/10/2013)
Luật đấu thầu cần tránh tạo khe hở cho các nhà đầu tư  (31/10/2013)
Tăng cường hợp tác giữa tổ chức Mặt trận hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia  (31/10/2013)
Báo Đảng các tỉnh trung du - miền núi phía Bắc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa VIII  (31/10/2013)
Đêm trước thời kỳ mới ở I-ta-li-a  (31/10/2013)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên