"Mỹ sẵn sàng giúp lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam"
Trong hai ngày 28 và 29-10-2013, tại thủ đô Washington D.C của Mỹ, Việt Nam và Mỹ đã tổ chức đối thoại chính sách quốc phòng cấp thứ trưởng.
Dự cuộc đối thoại trên đây về phía Việt Nam có Đoàn cán bộ quân sự cấp cao do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu. Đoàn Mỹ dự đối thoại do Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Vikram Singh dẫn đầu cùng 42 thành viên là quan chức của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác của Chính phủ.
Cuộc đối thoại lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Mỹ đã tuyên bố phát triển quan hệ đối tác toàn diện hồi tháng 3-2013.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đánh giá cuộc đối thoại lần này thành công tốt đẹp, phù hợp tiến trình phát triển quan hệ giữa hai nhà nước, đáp ứng nhu cầu, điều kiện và lợi ích của mỗi nước cũng như lợi ích của khu vực. Tại cuộc đối thoại, Phó Trợ lý Bộ trưởng Vikram Singh đã truyền tải thông điệp của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết dù gặp khó khăn về ngân sách, nhưng chính sách tái cân bằng ở châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ là không thay đổi. Mỹ tiếp tục tăng cường quan hệ với các đồng minh cũng như đối tác mới, trong đó có Việt Nam. Với tinh thần đó, hai bên đã thẳng thắn trao đổi, đánh giá tiến trình hợp tác quốc phòng và quân sự giữa hai nước kể từ cuộc đối thoại lần thứ ba tổ chức cuối năm 2012 tại Hà Nội. Mỹ bày tỏ sự biết ơn đối với Chính phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam trong việc tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh, coi đây là một lĩnh vực hợp tác nhân đạo mang tính biểu tượng.
Tại cuộc đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã thay mặt Đoàn trao bốn bộ hồ sơ gồm các địa điểm tìm kiếm mới mà Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho Mỹ trong thời gian tới. Mỹ cũng cam kết tiếp tục tăng cường hỗ trợ Việt Nam giải quyết các vấn đề tẩy độc đi-ô-xin, xử lý bom mìn cùng vật liệt nổ còn sót lại sau chiến tranh. Phía Mỹ cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình tập hợp thông tin để cung cấp cho phía Việt Nam tìm kiếm hài cốt quân nhân Việt Nam đã hy sinh trong chiến tranh. Hai bên cũng cam kết thúc đẩy hợp tác về tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ hậu quả thiên tai giữa hai bên bằng cách chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường năng lực. Đặc biệt, Mỹ sẵn sàng tăng cường hợp tác với Việt Nam, hỗ trợ lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam. Hai bên mong muốn hợp tác trong lĩnh vực an ninh biển, nghiên cứu dự báo và chia sẻ kinh nghiệm. Các quan chức quốc phòng hai nước đã chứng kiến Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm ký biên bản hợp tác với Đô đốc Lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ, Robert Papp.
Tại cuộc đối thoại, hai bên còn trao đổi ý kiến về tình hình an ninh khu vực và các vấn đề cùng quan tâm, trong đó có tự do an toàn hàng hải, an ninh biển cũng như mối nguy cơ tiềm ẩn đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực. Hai bên có quan điểm chung là giải quyết mọi vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển giữa các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á bằng các biện pháp hòa bình, thông qua thương lượng, tôn trọng luật pháp quốc tế. Hai bên bày tỏ mong muốn Trung Quốc và các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sớm thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Ngoài ra, hai bên cam kết sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo thông qua hợp tác giữa các học viện quốc phòng, các viện nghiên cứu của hai nước, thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa các lực lượng chuyên ngành như hải quân, các tàu chiến thăm viếng lẫn nhau và sửa chữa dịch vụ hậu cần tại các cảng của Việt Nam. Hai bên hy vọng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ thăm chính thức Việt Nam trong năm 2014. Mỹ cho biết Bộ trưởng Quốc phòng nước này có kế hoạch mời Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN tới Mỹ vào tháng 4-2014, đồng thời bày tỏ mong muốn Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng sẽ có mặt tại cuộc gặp được đánh giá là quan trọng này.
Về quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước trong khuôn khổ đa phương, Mỹ đánh giá cao vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, mong muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam và các nước ASEAN nhằm xây dựng lòng tin, đem lại lợi ích chung cho Mỹ và các nước ASEAN. Mỹ cũng hoan nghênh Việt Nam tuyên bố chính thức tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, mong muốn sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam thực hiện hiệu quả các hoạt động này. Hai bên đánh giá cao tiến trình hợp tác quốc phòng trong khuôn khổ ADMM+ và cho rằng đây là một trong những cấu trúc an ninh mới đang nổi lên và cần được tăng cường mạnh mẽ, cần hợp tác thực chất hơn và hiệu quả hơn trong tương lai.
Ngoài chương trình đối thoại, Đoàn cán bộ quân sự cấp cao của Việt Nam còn đi thăm một số căn cứ hải quân, lực lượng phòng vệ bờ biển của Mỹ./.
Luật đấu thầu cần tránh tạo khe hở cho các nhà đầu tư  (31/10/2013)
Tăng cường hợp tác giữa tổ chức Mặt trận hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia  (31/10/2013)
Báo Đảng các tỉnh trung du - miền núi phía Bắc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa VIII  (31/10/2013)
Đêm trước thời kỳ mới ở I-ta-li-a  (31/10/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên