Nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn bị thiệt hại do mưa lũ gây ra
TCCSĐT- Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, lũ trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Nam, Phú Yên và khu vực Tây Nguyên đang xuống, các sông ở Quảng Ngãi và Bình Định đang lên chậm.
Theo đó, mực nước đo được lúc 7h ngày 5-10 trên một số sông thuộc khu vực này như sau: Sông Cả tại Nam Đàn, Nghệ An: 5,94 mét, trên báo động 1 là 0,54 mét; sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt, Hà Tĩnh: 7,74 mét, trên báo động 1 là: 0,24 mét; sông Trà Khúc tại cầu Trà Khúc, Quảng Ngãi: 4,07mét, trên báo động 1 là: 0,57 mét; sông Vệ tại cầu Sông Vệ: 3,31 mét, dưới mức báo động 2 là: 0,19 mét; sông Kôn tại Thạch Hòa, Bình Đình: 7,24 mét, trên báo động 2 là 0,24 mét; sông Ba tại Củng Sơn: 31,2 mét, dưới báo động 2 là: 0,80 mét; tại Phú Lâm: 2,35 mét, dưới báo động 2: 0,35 mét.
Cơ quan khí tượng dự báo lũ trên các sông ở Quảng Ngãi và Bình Định tiếp tục lên chậm; các sông từ Nghệ An đến Quảng Nam, Phú Yên và khu vực Tây Nguyên tiếp tục xuống chậm. Đến chiều tối 5-10, mực nước các sông ở Quảng Ngãi và Bình Định có khả năng như sau: Sông Trà Khúc tại cầu Trà Khúc: 4,2 mét, trên báo động 1 là: 0,7 mét; sông Vệ tại cầu Sông Vệ: 3,4 mét, dưới báo động 2 là: 0,1mét; sông Kôn tại Thạch Hòa: 7,3 mét, trên báo động 2 là: 0,3 mét. Dự kiến, sáng 6-10, lũ các sông từ Nghệ An đến Quảng Nam và Phú Yên sẽ hạ xuống dưới mức báo động 1; các sông ở Quảng Ngãi và nam Tây Nguyên xuống mức báo động 1 và trên báo động 1, riêng hạ lưu sông Kôn còn dao động ở mức báo động 2.
Theo ông Phân Văn Ơn, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Từ ngày 1 đến 4-10, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết nối với vùng thấp trên khu vực giữa Biển Đông nên trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã có mưa to, tổng lượng mưa đo được tại các trạm Châu Ổ là 389mm, Trà Bồng 496mm, Trà Khúc 337mm, Sông Vệ 384mm, Ba Tơ 332,4mm... Trước tình hình mưa lũ, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã có công văn gửi các địa phương, đơn vị liên quan, trong đó chú trọng các huyện Trà Bồng, Bình Sơn, yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống lũ, lụt. Các cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn, Công an tỉnh sẵn sàng vật tư, phương tiện tham gia vào công tác giúp đỡ, ứng cứu các địa phương trong tình huống cấp bách. Ban Chỉ huy Phòng chống lụ bão và Tìm kiếm cứu nạn các huyện kiểm tra, rà soát các khu vực trọng yếu, các điểm có nguy cơ cao bị sạt lở núi, sẵn sàng di dời, sơ tán dân trong có tình huống bất lợi.
Mưa lũ lớn đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của người dân ở Quảng Ngãi, trong đó có 1 người chết là ông Phạm Văn Với (sinh năm 1950, ở thôn Nước Gia, xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ) bị nước cuốn trôi khi lội qua suối. Huyện Tây Trà có 5 nhà bị sập đổ, hư hỏng 10 nhà, đồng thời, phải di dời khẩn cấp 4 ngôi nhà nằm trong khu vực nguy cơ cao sạt lở đất. Tại các huyện Bình Sơn và Tây Trà, diện tích lúa bị hư hỏng là 28,5 ha; diện tích hoa màu bị hư hỏng 56 ha; 2,4 ha đất canh tác bị sa bồi... Đập thủy lợi Ka Năng II (huyện Sơn Tây) bị sạt lở với khối lượng đất đá khoảng 10m3 ; tuyến kênh tưới tiêu bị hư hỏng khoảng 25m. Công trình thủy lợi Trà Ong (huyện Tây Trà) bị hư hỏng cụm đầu mối; kè Huy Măng đang thi công bị cuốn trôi khoảng 300m3 đất...
Ngoài ra còn có tàu QNg 92250 TS, công suất 420 CV, của ông Phạm Đức (xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa) bị mắc cạn và bị đánh chìm khi đang di chuyển vào Nhật Lệ (Quảng Bình) để trú tránh bão số 10. Đáng chú ý là 2 tuyến đường tỉnh lộ bị thiệt hại nặng, trong đó tuyến tỉnh lộ 625 bị hư hỏng tại 3 điểm: Km28+700, Km28+900, Km29+200, khối lượng đất đá khoảng 750m3. Tuyến đường Bình Long - Sông Trường bị sạt lở tại nhiều vị trí với hàng nghìn mét khối đất đá. Nhiều tuyến giao thông nông thôn bị hư hỏng, sạt lở tại nhiều vị trí, gây ách tắc giao thông...
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các địa phương, các ngành chức năng huy động lực lượng, phương tiện tập trung khắc phục hậu quả mưa bão, các tuyến đường giao thông phải khắc phục nhanh những điểm sạt lở nặng để các xe ô tô tạm thời qua lại được. Các huyện miền núi Sơn Tây, Tây Trà và Trà Bồng huy động lực lượng giúp dân di chuyển nhà những nơi có nguy cơ sạt lở đất và sửa chữa lại những nhà bị hư hỏng nhằm sớm ổn định cuộc sống cho nhân dân, đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt phương án phòng chống bão lũ tại địa phương.
Góp phần giúp nhân dân tỉnh Quảng Bình khắc phục hậu quả của bão số 10, sáng 5-10, Đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam do Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Hồng làm trưởng đoàn, đã đến thăm hỏi và ủng hộ đồng bào tỉnh Quảng Bình. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Trần Tiến Dũng đã thông tin về những thiệt hại của cơn bão số 10 gây ra. Hiện tỉnh Quảng Bình đang nỗ lực hết sức để hỗ trợ nhân dân khắc phục nhanh hậu quả do bão lũ gây ra. Trong đó, các địa phương đang tập trung vào các công tác như dọn dẹp vệ sinh, giúp bà con chằng chống, sửa chữa lại nhà cửa bị hư hại… Hiện tại, đời sống của người dân Quảng Bình đang rất khó khăn và rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của các nhà hảo tâm trong, ngoài nước.
Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã chia sẻ với những khó khăn mà người dân Quảng Bình phải đối mặt sau khi bão số 10 đi qua. Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng của bão. Trung ương Hội tổ chức các đoàn công tác đi thăm hỏi, trao hàng cứu trợ bà con các ở các tỉnh bị thiệt hại, giúp người dân khắc phục hậu quả bão số 10. Hội khảo sát, nắm tình hình thiệt hại và nhu cầu của người dân; phối hợp với Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (tại Việt Nam) ra lời kêu gọi quốc tế ủng hộ nhân dân Việt Nam khắc phục hậu quả thiên tai.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Hồng đã trao 1,5 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân tỉnh Quảng Bình. Trước đó, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã nhanh chóng gửi cứu trợ nhân dân Quảng Bình 200 thùng hàng thiết yếu, trị giá gần 100 triệu đồng, gồm chăn, màn, xoong, chảo, thùng đựng nước, ca múc nước, ấm đun nước và được Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Bình phân bổ cứu trợ trực tiếp đến với các hộ có nhà sập, tốc mái, gia đình có người bị thương và tử vong sau bão.
Cùng ngày, Đoàn cán bộ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên và tặng quà 6 hộ dân bị thiệt hại nặng nhất tại 3 xã Đức Trạch, Phú Trạch và Bắc Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình). Về thăm bà con nhân dân ở các xã gặp nhiều khó khăn do bão số 10 gây ra, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Hồng ân cần thăm hỏi người dân bị thiệt hại do cơn bão số 10 gây ra, tặng quà và động viên bà con cố gắng vượt lên khó khăn, sớm ổn định cuộc sống./.
Thông báo về lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp  (05/10/2013)
Các cơ quan, đơn vị phát động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung  (04/10/2013)
Chủ tịch nước tiếp lãnh đạo Tập đoàn dầu khí Gazprom  (04/10/2013)
APEC tăng liên kết kinh tế và ứng phó các thách thức  (04/10/2013)
Thủ tướng Trung Quốc sẽ thăm chính thức Việt Nam  (04/10/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay