Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 18-4-2011 đến ngày 24-4-2011)
TCCSĐT - Từ ngày 19-4 đến ngày 22-4-2011, một loạt hội nghị quốc tế đã diễn ra tại Ki-ép, U-crai-na (Kiev, Ukraine) nhân 25 năm ngày xảy ra thảm họa tại nhà máy điện nguyên tử Chéc-nô-bưn (Chernobyl) (ngày 26-4-1986), nhằm giúp cộng đồng quốc tế rút ra những bài học cần thiết để tăng cường an toàn hạt nhân trong tương lai, phát triển các kế hoạch khẩn cấp về phòng ngừa và phản ứng, nâng cao nhận thức và sự tham gia của công chúng trong những trường hợp khẩn cấp về hạt nhân.
1. Liên hợp quốc đề ra mục tiêu thanh tóan bệnh sốt rét ở các nước đang phát triển
Ngày 18-4-2011, LHQ đã thông qua nghị quyết với mục tiêu thanh toán bệnh sốt rét ở các nước đang phát triển vào năm 2015. |
Ngày 18-4-2011, nhân Ngày thế giới phòng chống bệnh sốt rét 25-4 sắp tới, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua nghị quyết, với mục tiêu thanh toán bệnh sốt rét ở các nước đang phát triển vào năm 2015. Nghị quyết này có nhan đề “Củng cố các kết quả đã đạt được và đẩy mạnh nỗ lực nhằm kiểm sóat và loại bỏ bệnh sốt rét ở các nước đang phát triển, đặc biệt là châu Phi, vào năm 2015”, yêu cầu chính phủ các nước, các cơ quan của LHQ, các tổ chức tư nhân cùng nhau nỗ lực hơn nữa để đến năm 2015 đạt được các mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch hành động đẩy lùi bệnh sốt rét toàn cầu (GMAP) và Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs). Nghị quyết công nhận những tiến bộ đã đạt được trong năm qua, đồng thời kêu gọi các nước có dịch bệnh và các nhà tài trợ đẩy mạnh các chương trình điều trị và kiểm sóat bệnh sốt rét.
2. LHQ lạc quan về triển vọng giảm đói nghèo ở châu Á - Thái Bình Dương
Ngày 19-4, trong nghiên cứu mới công bố, Quỹ quốc tế LHQ về phát triển nông nghiệp (IFAD) đã đánh giá khá lạc quan về tiến trình thực hiện Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ về giảm đói nghèo tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. IFAD cho biết trong thập kỷ qua, 350 triệu người ở các nước châu Á - Thái Bình Dương đã thoát khỏi đói nghèo, trong đó khu vực Đông Nam Á dẫn đầu thế giới về giảm số người cùng khổ ở nông thôn. Nghiên cứu của IFAD nhấn mạnh: nông nghiệp là chìa khóa xóa đói nghèo, mang lại sự thịnh vượng cho các nước châu Á - Thái Bình Dương.
3. UNCTAD cảnh báo các nguy cơ đe dọa nền kinh tế thế giới
Ngày 19-4, Tổng Thư ký Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển (UNCTAD), ông Xu-pa-trai Pa-nít-pắc-đi (Supachai Panitchpakdi) đã cảnh báo: mặc dù nền kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, nhưng khủng hoảng nợ công và lạm phát vẫn là 2 nguy cơ lớn nhất đe dọa nền kinh tế toàn cầu. Theo ông, chính phủ các nước cần triển khai khẩn cấp các biện pháp làm dịu hoặc giảm tác động của cuộc khủng hoảng nợ. Các biện pháp này có thể là áp dụng các công cụ nợ mới an toàn hơn, điều chỉnh giảm dòng vốn gây bất ổn, xác định các nguyên tắc chỉ đạo hạn chế khủng hoảng vỡ nợ thông qua tăng cường các khoản cho vay có trách nhiệm. UNCTAD dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng lần lượt 3% và 3,5 % trong các năm 2011 và 2012.
4. Các hội nghị quốc tế về an toàn hạt nhân
Từ ngày 19 đến ngày 22-4-2011, một loạt hội nghị quốc tế đã diễn ra tại Ki-ép, U-crai-na nhân 25 năm ngày xảy ra thảm họa tại nhà máy điện nguyên tử Chéc-nô-bưn. |
Từ ngày 19-4 đến ngày 22-4, một loạt hội nghị quốc tế đã diễn ra tại Ki-ép, U-crai-na (Kiev, Ukraine) nhân 25 năm ngày xảy ra thảm họa tại nhà máy điện nguyên tử Chéc-nô-bưn (Chernobyl) (ngày 26-4-1986), nhằm giúp cộng đồng quốc tế rút ra những bài học cần thiết để tăng cường an toàn hạt nhân trong tương lai, phát triển các kế hoạch khẩn cấp về phòng ngừa và phản ứng, nâng cao nhận thức và sự tham gia của công chúng trong những trường hợp khẩn cấp về hạt nhân.
Ngày 19-4, diễn ra Hội nghị quốc tế về sử dụng năng lượng hạt nhân an toàn và đổi mới. Hội nghị đã thông qua tuyên bố kêu gọi các nước nhanh chóng tham gia Công ước về an toàn hạt nhân và kiểm tra độ an toàn của các nhà máy điện nguyên tử trong tình trạng giả định xảy ra biến cố hoặc thiên tai. Cùng ngày, tại Ki-ép cũng diễn ra Hội nghị quốc tế tài trợ xây dựng vỏ bọc mới cho nhà máy điện hạt nhân Chéc-nô-bưn. Tuyên bố chung đưa ra sau hội nghị nêu rõ nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế sẽ giúp ngăn chặn và giảm thiểu được những hậu quả từ các thảm họa xảy ở các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.Các đại biểu cũng đã cam kết tài trợ 550 triệu ơ-rô (785 triệu USD) giúp U-crai-na thực hiện dự án có tổng trị giá gần 1,6 tỉ ơ-rô, xây dựng vỏ bọc mới cho lò phản ứng số bốn ở nhà máy điện nguyên tử Chéc-nô-bưn.
Ngày 20-4 diễn ra Hội nghị quốc tế mang chủ đề "25 năm thảm họa Chéc-nô-bưn. An toàn cho tương lai."
5. UNICEF yêu cầu bảo vệ trẻ em tốt hơn ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi
Ngày 20-4, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) cảnh báo tình trạng bạo lực ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, từ Li-bi, Y-ê-men đến I-xra-en và các vùng lãnh thổ của người Pa-le-xtin bị chiếm đóng, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ em và yêu cầu tất cả các bên áp dụng nhiều biện pháp hơn nữa để bảo vệ trẻ em trong khu vực. Giám đốc Điều hành UNICEF An-thô-ni Lếch (Anthony Lake) nói: “UNICEF yêu cầu tất cả các bên xung đột thực hiện nghĩa vụ của họ theo Công ước về Quyền Trẻ em và Luật Nhân đạo quốc tế, đồng thời áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của bạo lực. UNICEF tiếp tục lên án các nhóm vũ trang nhắm vào dân chúng và kêu gọi tất cả các bên cho phép các nhân viên cứu trợ nhân đạo đến các khu vực và cứu trợ trẻ em khi cần thiết”.
6. WTO: Ba vấn đề chủ chốt cần thúc đẩy để tăng cường hệ thống
Ngày 21-4, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Pa-xcan La-mi (Pascal Lamy) nhấn mạnh 3 vấn đề chủ chốt cần thúc đẩy để tăng cường hệ thống WTO - một trong những nhân tố hiệu quả nhất của quản trị toàn cầu trong khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới: Một là, hệ thống WTO đang đứng trước nguy cơ không thể kết thúc Vòng đàm phán Đô-ha (Doha) về tự do thương mại như hy vọng vào cuối năm nay. Điều đó sẽ làm phương hại rất lớn đến các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước chậm phát triển nhất (LDC). Hai là, trong bối cảnh Hội nghị các nước LDC sắp khai mạc ở I-xtan-bun (Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ), thất bại của Vòng đàm phán Đô-ha sẽ bỏ lỡ cơ hội hiếm có để cộng đồng quốc tế khẳng định cam kết giúp các nước LDC đạt được các mục tiêu phát triển, bảo đảm phục hồi và tăng trưởng kinh tế bền vững hơn. Ba là, vòng duyệt xét toàn cầu về viện trợ thúc đẩy buôn bán tại Giơ-ne-vơ (Geneva) diễn ra từ ngày 18 đến 19-7 tới là cơ hội để đánh giá tổng quan tiến triển trong mục tiêu tăng năng lực sản xuất của các nước đang phát triển. Tổng Giám đốc WTO khẳng định: làm suy yếu hệ thống WTO không phục vụ mục tiêu chính trị cũng như kinh tế nào mà sẽ gây khó khăn hơn cho việc khởi động các cuộc thương lượng mới về buôn bán toàn cầu trong tương lai.
7. Bế mạc Hội nghị lần thứ 124 Liên minh Nghị viện
Ngày 21-4, Hội nghị Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 124 (IPU), với sự tham dự của hơn 1.300 đại biểu từ 155 quốc gia đã bế mạc tại Pa-na-ma và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng. Trong đó, có hai nghị quyết khẩn cấp về tình hình Bắc Phi và Trung Đông và ủng hộ toàn diện đối với Nhật Bản sau thảm họa động đất, sóng thần. Tổng Thư ký IPU, An-đơ Giôn-xơn (Anders Johnsson) cho biết: các đại biểu tham dự, trong đó, có 50% là nghị sỹ, còn nhất trí thông qua các nghị quyết liên quan đến sự cần thiết phải có một đạo luật phòng ngừa bạo lực bầu cử, vai trò của Quốc hội trong quá trình bảo đảm phát triển bền vững tại các nước thành viên thông qua việc quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên, và việc các đảng phái chính trị cần phải báo cáo định kỳ với tinh thần minh bạch nhất. Các đại biểu thống nhất tiến hành Hội nghị lần thứ 125 trong năm nay tại thủ đô Bơn (Bern, Thụy Sĩ), và Hội nghị lần thứ 126 trong năm 2012 tại thủ đô Cam-pa-la, U-gan-đa (Campala, Uganda)
8. IMF nêu ba nhân tố để tăng cường vai trò giám sát toàn cầu
Ngày 22-4, trên tạp chí trực tuyến “Nghiên cứu IMF”, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Đô-mi-ních Xtrau-xơ Can (Dominique Strauss-Kahn) kêu gọi tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của IMF trong nền kinh tế toàn cầu để phòng ngừa và phát hiện sớm các dấu hiệu khủng hoảng kinh tế và tài chính quốc tế.Giám đốc điều hành IMF nhấn mạnh ba nhân tố quan trọng để tăng cường vai trò giám sát toàn cầu của IMF: một là, tư duy lại các lý thuyết kinh tế hậu khủng hoảng; hai là, tư duy lại các tư vấn kinh tế, đặc biệt là tư vấn về giám sát vốn; ba là, nỗ lực cải thiện quá trình giám sát các phương thức hoạt động của các công ty toàn cầu và chủ nghĩa đa phương. IMF cần giám sát tốt hơn nguồn vốn toàn cầu, phân tích các kinh nghiệm khác nhau của các nước về quản lý tài khoản vốn, tự do hóa dòng vốn xuyên biên giới và phát triển của các thị trường tài chính trong nước. Ông cũng đề nghị các nước hành động mạnh mẽ để tiếp tục cải thiện khu vực tài chính, thúc đẩy mô hình tăng trưởng tạo nhiều việc làm, giải quyết nợ công ở các nền kinh tế phát triển, xử lý nguy cơ quá nóng của các nền kinh tế mới nổi cũng như nguy cơ phát sinh từ giá hàng hóa tăng và nạn lạm phát.
9. Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Nhật-Hàn-Trung
Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Nhật-Hàn-Trung
tại Tô-ki-ô đã nhất trí thúc đẩy đàm phán để sớm
ký kết Hiệp định thúc đẩy đầu tư giữa ba nước. |
Ngày 24-4, Bộ trưởng Thương mại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã gặp nhau tại thủ đô Tô-ki-ô (Tokyo, Nhật Bản), để thảo luận về nhiều vấn đề cùng quan tâm, trong đó, có cả ảnh hưởng của thảm họa thiên nhiên ngày 11-3 tại Nhật Bản và hiệp định thúc đẩy đầu tư giữa ba nước. Theo hãng tin Ki-ô-đô (Kyodo), đại diện đoàn đàm phán các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã nhất trí về tầm quan trọng của việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, đi lại giữa công dân ba nước, nhất trí thúc đẩy đàm phán để sớm ký kết Hiệp định thúc đẩy đầu tư. Cuộc gặp trên nhằm đặt cơ sở cho Hội nghị thượng đỉnh thường niên Nhật-Trung-Hàn dự kiến sẽ được tổ chức tại Tô-ki-ô trong hai ngày 21,22-5 tới./.
*** Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 11-4-2011 đến ngày 17-4-2011)
Cam-pu-chia đánh giá cao chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  (25/04/2011)
Hội nghị Tổng kết chuẩn bị báo cáo công tác cả nhiệm kỳ của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XII  (25/04/2011)
Hàn Quốc triển khai nhiều tên lửa gần Triều Tiên  (25/04/2011)
Hội nghị Báo cáo viên khu vực miền Trung - Tây Nguyên  (25/04/2011)
Ngoại trưởng In-đô-nê-xi-a hoãn thăm Thái, Campuchia  (25/04/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay