Kỷ niệm 20 năm hệ thống di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương cùng đông đảo cán bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đến dự.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, những năm qua, vượt lên nhiều khó khăn, thách thức, việc bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa thế giới ở các địa phương luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức coi trọng. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể các di sản văn hóa được UNESCO vinh danh để các địa phương chủ động triển khai các hoạt động khảo cổ, nghiên cứu, bảo vệ, trùng tu và phát huy giá trị các di sản văn hóa; đồng thời có chính sách và biện pháp cụ thể nhằm huy động sự tham gia của các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và đông đảo nhân dân chung tay đóng góp vào sự nghiệp này. Đối với Huế, từ khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới kể cả văn hóa vật thể và phi vật thể, quần thể di tích Cố đô Huế ngày càng được bảo tồn, tôn tạo nhằm giữ gìn toàn vẹn những di sản vô giá của dân tộc cho các thế hệ mai sau và phát huy giá trị trong việc thu hút khách du lịch.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, bên cạnh kết quả đạt được trong công tác bảo tồn, trùng tu và phát huy các giá trị của di tích, tỉnh Thừa Thiên - Huế cần tiếp tục xây dựng một kế hoạch quản lý tổng thể đối với khu di sản Huế phù hợp với quy hoạch chung của địa phương, nhằm bảo đảm sự phát triển hài hòa với yêu cầu bảo tồn bền vững những giá trị giá trị nổi bật về cảnh quan của khu di sản Huế; xem đây là hạt nhân cho sự phát triển toàn diện, bền vững của một điển hình kiến trúc “đô thị sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường” của Huế.
Bà Katherine Muller-Marin, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác bảo tồn di sản của Huế trong thời gian qua, đồng thời khuyến nghị địa phương cần tiếp tục xây dựng kế hoạch quản lý di sản thế giới một cách hiệu quả và thiết thực hơn; đặc biệt là khắc phục một cách hệ thống những ảnh hướng đối với di sản cả do con người và thiên nhiên gây ra.
Đánh giá kết quả công tác trùng tu di tích, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Cao cho biết, từ năm 1996 đến nay, gần 100 công trình được phục hồi, trùng tu tôn tạo; hàng trăm công trình được bảo quản chống xuống cấp; nhiều công trình có giá trị tiêu biểu đã được tu bổ như: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, Thế Miếu, Duyệt Thị Đường, Trường lang, đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc, Lăng Gia Long, Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng, 10 cổng Kinh Thành...; hệ thống sân vườn các di tích được tu bổ hoàn nguyên; hệ thống kết cấu hạ tầng các di tích được đầu tư, không gian hoang phế được thu hẹp... với tổng kinh phí gần 800 tỷ đồng. Những thành tựu đó là động lực quan trọng thúc đẩy ngành du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Nếu năm 1993 hệ thống di tích Cố đô Huế chỉ đón khoảng 200.000 lượt khách/năm, doanh thu 4 tỷ đồng; đến nay đã đón đạt hơn 2 triệu lượt khách/năm, doanh thu đạt hơn 100 tỷ đồng.
Trước đó cũng tại thành phố Huế đã diễn ra Hội thảo “Bảo tồn và phát triển bền vững Di sản thế giới ở Việt Nam: Nhìn lại chặng đường 20 năm qua và hướng đến tương lai của Di sản Huế” do Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức .
Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, trong những năm qua, di sản văn hóa ở Việt Nam nói chung, di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới nói riêng (trong đó có Di tích Cố đô Huế) hiện đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực nảy sinh từ những thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và những biến đổi của tự nhiên, môi trường, đặc biệt là việc xây dựng, cải tạo các công trình kiến trúc không theo quy hoạch chuẩn, tình trạng ngập lụt, ô nhiễm môi trường… Những tác động tiêu cực đó dẫn tới sự suy giảm giá trị di sản. Vì vậy, trong thời gian tới, tại Huế nói riêng và các địa phương có di tích là Di sản Văn hóa thế giới trong cả nước nói chung, cần khẩn trương xây dựng kế hoạch quản lý tổng thể di sản, trình cấp có thể quyền phê duyệt, với mục tiêu bảo tồn nguyên vẹn những giá trị nổi bật toàn cầu của di sản được bền vững và trường tồn với thời gian.
Trong khi đó, trăn trở về những vấn đề làm gì để tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, trong đó có Di sản Văn hóa thế giới tại Huế, nhiều đại biểu đề nghị cần đổi mới và sáng tạo để bắt kịp xu thế phát triển của nhân loại. Đó là nguyên tắc “Bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn”. Đây là 2 yếu tố quan trọng hàng đầu phải quan tâm. Trước hết là tính toàn vẹn và chân xác của lịch sử (yếu tố cấu thành Di sản Văn hóa thế giới). Trong đó, các giá trị văn hóa phi vật thể (biểu tượng văn hóa hàm chứa trong phần “vỏ vật chất” của di sản) là cái đáng giá nhất cần được bảo tồn và trao quyền cho các thế hệ sau. Thứ hai là bảo tồn di sản phục vụ cho phát triển, tức là phục vụ cho nhu cầu phát triển toàn diện của con người. Đây là mục tiêu phải hướng tới, có nghĩa là di sản phải trở thành một phần đời sống của chủ thể văn hóa (cộng đồng cư dân nơi có di sản). Cộng đồng có quyền tiếp cận, hưởng thụ các giá trị di sản, nhận diện và quyết định phương án bảo vệ và phát huy di sản.
Ngoài ra, theo PGS, TS. Đặng Văn Bài, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, việc vinh danh Di tích Cố đô Huế là Di sản Văn hóa của nhân loại thời gian đến phải được quan tâm hơn. Trong đó, phải chú ý sâu ở góc độ vinh danh thế nào để phục vụ cho yêu cầu giao lưu văn hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập với cộng đồng ASEAN vào năm 2015 là vấn để có tính chất cấp thiết hiện nay./.
Kỷ niệm 68 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến  (22/09/2013)
Việt Nam dự “Ngày hội đoàn kết” của Đảng Lao động Bỉ  (22/09/2013)
Gặp mặt hữu nghị nhân dân Việt Nam và Nhật Bản  (22/09/2013)
Bước ngoặt trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Pháp  (22/09/2013)
WHO kêu gọi tăng cường giúp đỡ người khuyết tật  (22/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển