Bước ngoặt trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Pháp
Theo Đại sứ Dương Chí Dũng, Việt Nam và Pháp chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12-4-1973. Trong 40 năm qua, hai nước đã vượt qua những khó khăn, thách thức của lịch sử và quá trình phát triển để cùng vun đắp cho mối quan hệ hợp tác, hữu nghị, đoàn kết giữa hai nước không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu. Cho đến nay có thể khẳng định rằng Việt Nam và Pháp đều có một vị trí đặc biệt trong chính sách đối ngoại của nước kia.
Ngay từ đầu những năm 1990, với chuyến thăm lịch sử của Tổng thống François Mitterand, Tổng thống phương Tây đầu tiên tới Việt Nam, Pháp đã thể hiện vai trò tiên phong giúp Việt Nam thoát khỏi thế bao vây, cấm vận và hội nhập cộng đồng quốc tế. Bước sang thế kỷ XXI, Pháp khẳng định vị trí là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, quốc phòng đến văn hóa, giáo dục, đào tạo,… Hai nước đã tạo lập một khuôn khổ hợp tác vững chắc thông qua gần 20 hiệp định, thỏa thuận hợp tác đã ký và hình thành hàng loạt cơ chế đối thoại, tham vấn như Đối thoại chiến lược ngoại giao - quốc phòng, Đối thoại kinh tế cấp cao,…
Bất chấp tác động của khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, Pháp duy trì là đối tác thương mại châu Âu quan trọng của Việt Nam với kim ngạch trao đổi song phương năm 2012 đạt 3,7 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với năm 2011. Pháp cũng là một trong những nhà đầu tư trực tiếp châu Âu hàng đầu ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt trên 3 tỷ USD. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực cấp vốn ODA, Pháp đưa Việt Nam trở thành đối tác lớn thứ hai của Pháp với tổng cam kết tài trợ từ 1994 đến nay đạt trên 1,5 tỷ USD giúp Việt Nam triển khai các dự án hạ tầng quan trọng.
Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, hợp tác với Pháp cũng được coi là mũi nhọn. Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp - trung tâm văn hóa đầu tiên của Việt Nam ở châu Âu và thứ hai trên thế giới đã được mở tại Paris - góp phần quan trọng vào công tác quảng bá, giao lưu văn hóa, nghệ thuật, du lịch… của Việt Nam với các bạn bè Pháp và châu Âu. Hiện có trên 7.000 du học sinh, sinh viên Việt Nam đang theo học tại Pháp.
Theo Đại sứ Dương Chí Dũng, một đặc thù khác trong quan hệ Việt Nam - Pháp là mô hình hợp tác trực tiếp giữa các địa phương. Từ hơn 20 năm qua, khoảng 50 địa phương Pháp và Việt Nam đã cùng triển khai nhiều dự án trong các lĩnh vực môi trường, quy hoạch đô thị, đào tạo nghề, Pháp ngữ, du lịch, văn hóa…, phục vụ hiệu quả nhu cầu phát triển của các địa phương Việt Nam. Ngoài ra, sự hiện diện của hơn 300.000 bà con gốc Việt tại Pháp cũng tạo chất keo gắn kết thêm mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Pháp.
Đại sứ Dương Chí Dũng cho biết để kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Pháp quyết định tổ chức Năm giao lưu 2013 - 2014, trong đó Năm Pháp tại Việt Nam kéo dài từ tháng 4 đến tháng 12-2013 và Năm Việt Nam tại Pháp bắt đầu vào tháng 01 và kết thúc tháng 9-2014. Năm giao lưu sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động quy mô trải rộng trong các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, thương mại, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao,… Điểm nhấn trong Năm giao lưu 2013 - 2014 là chương trình trao đổi đoàn cấp cao dày đặc với hai chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao hai nước vừa diễn ra vào tháng 3 và tháng 8 năm 2013, tiếp theo là chuyến thăm chính thức Pháp sắp tới của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống François Hollande dự kiến vào năm 2014.
Đặc biệt, chuyến thăm Pháp tới đây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước hết thể hiện sự coi trọng và đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống hết sức tốt đẹp với Pháp trong suốt 40 năm qua, đồng thời khẳng định quyết tâm của hai nước tăng cường hợp tác hơn nữa trong thời gian tới. Nhân dịp chuyến thăm này, Việt Nam và Pháp sẽ chính thức ký Quan hệ đối tác chiến lược, xác lập khuôn khổ mới cho quan hệ giữa hai nước. Chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng là dịp Việt Nam khẳng định chủ trương nhất quán về triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, đặc biệt tăng cường quan hệ với các nước lớn trên thế giới, theo tinh thần Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế mà Đảng ta mới ban hành.
Đại sứ Dương Chí Dũng nhấn mạnh quan hệ Việt Nam - Pháp đã và đang phát triển hết sức tốt đẹp trong những năm qua, và việc ký Đối tác chiến lược sẽ cho phép xác lập một khuôn khổ chính thức mới cho quan hệ hai nước, đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu trong những thập kỷ tới./.
WHO kêu gọi tăng cường giúp đỡ người khuyết tật  (22/09/2013)
Bế mạc Đại hội đồng AIPA lần thứ 34  (22/09/2013)
Ấn tượng trong “Ngày gia đình ASEAN” tại Thụy Sĩ  (22/09/2013)
Những ngày Việt Nam tại Nhật Bản năm 2013  (21/09/2013)
Kỷ niệm ngày thành lập Ủy ban Cuba đoàn kết với miền Nam Việt Nam  (21/09/2013)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên