Lấy hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm làm tiêu chí đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học nông nghiệp
Ngày 21-9-2013, Hội nghị toàn quốc đánh giá hoạt động Khoa học và công nghệ thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã nhận được hàng chục ý kiến đóng góp quan trọng, đề xuất nhiều giải pháp về cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng Khoa học và công nghệ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Hội nghị được tổ chức bởi Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, với sự tham gia của hàng trăm đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học có uy tín, các doanh nghiệp tiêu biểu, hộ nông dân sản xuất giỏi và đại diện một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là “đầu tầu” trong nghiên cứu khoa học ứng dụng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) tới dự, ghi nhận các ý kiến tại Hội nghị và phát biểu định hướng công tác có tác có tầm quan trọng đặc biệt này.
Cùng dự và chủ trì Hội nghị còn có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đánh giá cao ý nghĩa của Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, đây là cơ hội tốt để tập hợp một cách khoa học trí tuệ, kinh nghiệm của các đại biểu thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, các nhà nghiên cứu, đóng góp các ý kiến có chất lượng phát triển khoa học công nghệ phục vụ công tác xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Đảng, Nhà nước đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, Khoa học và công nghệ có tầm quan trọng mang tính chi phối đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại, kinh tế - xã hội, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Nông nghiệp là một thế mạnh trong nền kinh tế nước ta, có ý nghĩa chiến lược trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo cơ sở, nền tảng vững chắc cho việc phát triển các ngành kinh tế khác. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ: Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế đất nước nhiều năm tới. Việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra cán cân, lợi thế trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng, thời gian qua, kinh tế nông nghiệp của nước chưa thực sự hiệu quả như yêu cầu đề ra, tính cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp chưa cao, chuỗi liên kết các nhà trong sản xuất nông nghiệp chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là người nông dân – chủ thể của tiến trình xây dựng nông thôn mới đời sống chưa được cải thiện rõ rệt; nền kinh tế nông nghiệp chưa đạt ở tầm ngành sản xuất lớn. Vẫn còn tình trạng người nông dân trả đất, chưa tiếp cận được Khoa học và công nghệ, sản xuất manh mún…
Trong bối cảnh đó, vai trò của Khoa học và công nghệ đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vai trò then chốt, trách nhiệm của các nhà khoa học là tích cực nghiên cứu, tổng kết, khắc phục và cải thiện chất lượng của hoạt động sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn và nâng cao đời sống người nông dân, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Theo đánh giá của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, 5 năm qua, Khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã quy hoạch, hình thành được một số vùng chuyên canh, sản xuất nông sản quy mô lớn, chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như mô hình cánh đồng mẫu lớn ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long… tạo tiền đề quan trọng cho phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất quy mô lớn. Từ năm 2008 đến nay, Nhà nước đã dành hơn 2.100 tỷ đồng để triển khai các dự án giống, hạ tầng thủy sản, nâng cấp các cơ sở nghiên cứu, hoàn thiện 3 phòng thí nghiệm trọng điểm…; nhờ đó đã nghiên cứu, chọn tạo được hàng trăm giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, được đưa vào sản xuất. Gần 200 quy trình công nghệ được công nhận và ứng dụng trong thực tiễn, đóng góp quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, cơ chế quản lý khoa học còn chậm đổi mới, vẫn mang tính hành chính; đội ngũ cán bộ khoa học tuy đông nhưng năng lực còn hạn chế; cơ sở vật chất tuy đã được đầu tư mở rộng, nâng cấp nhưng còn yếu kém; kinh phí đầu tư cho Khoa học và công nghệ trong nông nghiệp còn thấp so với tiềm năng và nhu cầu; kết quả nghiên cứu còn chậm được triển khai, ứng dụng trong thực tế. Nền nông nghiệp nước ta vẫn là sản xuất nhỏ, hàm lượng Khoa học và công nghệ trong giá trị sản phẩm còn thấp so với các nước trong khu vực.
Những tham luận đáng chú ý tại hội nghị là bài học kinh nghiệm từ thành tựu thực tiễn của một số doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu mạnh trên thị trường nông sản trong nước và xuất khẩu như: sản phẩm sữa TH; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, siêu thâm canh trong nhà kính của doanh nghiệp Hải Nguyên…; kết quả thực tế cũng như những khó khăn, vướng mắc từ các địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp trong cả nước.
Hội nghị cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học đến từ các cơ sở nghiên cứu đầu ngành về nông nghiệp. Đáng chú ý là đề xuất của PGS.TS Nguyễn Văn Bộ - Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam về việc cần hình thành đội ngũ các nhà khoa học chuyên sâu, đứng đầu trong các trường phái nghiên cứu, tránh tình trạng đông về số lượng nhưng không chuyên sâu như hiện nay. PGS.TS Nguyễn Văn Bộ cũng đề nghị, cần tạo điều kiện cho các nhà khoa học được nghiên cứu suốt đời về một đối tượng cụ thể, tránh tình trạng cứ vài năm lại chuyển đổi đề tài; tiếp tục sửa đổi chính sách tiền lương theo hướng dựa vào năng lực và trách nhiệm. Tại hội nghị, một số nhà nghiên cứu cũng xuất tổ chức lại toàn bộ hệ thống nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp đang nằm rải rác tại nhiều bộ, ngành để nâng cấp thành một Viện Nghiên cứu thống nhất trong cả nước.
Kết luận Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) đúc kết từ những bài học kinh nghiệm, thành tựu của Đảng, Nhà nước ta trong nhiều năm phát triển kinh tế nông nghiệp, phù hợp với tình hình mới, được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ. Nghị quyết đã định hướng quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới; đồng thời thể hiện rõ vai trò chủ thể của người nông dân trong xây dựng nông thôn mới.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị, sau hội nghị này, các nhà khoa học, cơ quan quản lý cần tiếp tục đánh giá đúng thực trạng, nhiều chiều, cả về chất và lượng vai trò, tác động của Khoa học và công nghệ, của đội ngũ nhà khoa học đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong 5 năm qua. Từ đó, đề ra các giải pháp và hướng đi cụ thể, phù hợp với tình hình mới của đât nước trong thời gian tiếp theo. Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần tổng kết việc tiếp nhận, ứng dụng và triển khai các thành tựu khoa học của người nông dân trong đời sống sản xuất. “Phải lấy hiệu quả, sản phẩm, sức cạnh tranh, thương hiệu của sản phẩm nông nghiệp làm tiêu chí đánh giá chất lượng nghiên cứu Khoa học và công nghệ ”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh./.
Mỹ hủy vụ kiện chống trợ giá tôm của Việt Nam  (21/09/2013)
Bế mạc Hội thảo Khu vực về ASEAN và Biển Đông  (21/09/2013)
Hoạt động văn hóa nghệ thuật góp phần định hướng đi lên cho xã hội  (21/09/2013)
Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ác-hen-ti-na  (21/09/2013)
Tình đoàn kết Việt Nam – Campuchia là tài sản vô giá  (21/09/2013)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên